Để xe máy hoạt động một cách trơn tru và mượt mà, động cơ của xe máy cũng cần có những cấu tạo đặc biệt để giúp cho chiếc xe được vận hành một cách tốt nhất. Hôm nay, Thongtinxe sẽ giúp bạn tìm hiểu những bộ phận cấu tạo động cơ xe máy và nguyên lý hoạt động của chúng qua bài viết bên dưới.
Động cơ xe máy là gì?
Nhờ việc thông qua nhiên liệu đốt bên trong xi lanh của động cơ và từ đó nhiệt lượng được chuyển hóa thành năng lượng nhằm giúp cho chiếc xe máy chuyển động về phía trước. Ngoài ra, động cơ sẽ được cấu tạo từ thân động cơ, kết cấu phối khí, kết cấu trục khuỷu, hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống làm mát, hệ thống bôi trơn, hệ thống đánh lửa,…
Phân loại động cơ xe máy?
Cấu tạo động cơ xe máy được phân loại làm 2 nhóm động cơ chính bao gồm: Động cơ 2 thì và động cơ 4 thì.
Động cơ 2 thì
Động cơ 2 thì là loại động cơ hoàn thành một chu trình động cơ trong hai hành trình của piston (lên và xuống) trong một vòng quay của trục khuỷu.
Đặc điểm của động cơ 2 thì là:
- Hiệu suất cao, công suất lớn hơn so với động cơ 4 thì cùng dung tích xi-lanh.
- Cấu tạo đơn giản, ít chi tiết hơn.
- Tiết kiệm không gian và trọng lượng.
- Tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn và thải ra khí độc hại nhiều hơn do sự đốt cháy không hoàn toàn.
- Thường được sử dụng trong các loại xe máy nhỏ gọn, xe đua, hoặc các phương tiện yêu cầu công suất cao trong thời gian ngắn.
Động cơ 4 thì
Động cơ 4 thì là loại động cơ hoàn thành một chu trình động cơ trong bốn hành trình của piston (hút, nén, nổ, xả) trong hai vòng quay của trục khuỷu.
Đặc điểm của động cơ 4 thì là:
- Hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu tốt hơn so với động cơ 2 thì.
- Ít phát thải khí độc hại hơn do quá trình đốt cháy hoàn toàn.
- Cấu tạo phức tạp hơn, nhiều chi tiết hơn.
- Thường được sử dụng trong các loại xe máy phổ thông, xe tay ga, và các phương tiện yêu cầu sự ổn định và bền bỉ trong thời gian dài.
Bộ phận cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ xe máy
Cấu tạo
- Xi-lanh (Cylinder): Là buồng đốt chính nơi diễn ra quá trình nén và đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí.
- Piston: Chuyển động lên xuống trong xi-lanh để tạo ra áp suất và công suất.
- Thanh truyền (Connecting Rod): Kết nối piston với trục khuỷu, chuyển động từ piston thành chuyển động quay của trục khuỷu.
- Trục khuỷu (Crankshaft): Biến đổi chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay để truyền công suất tới các bộ phận khác của xe.
- Xéc-măng (Piston Rings): Được lắp trên piston để ngăn chặn khí cháy lọt xuống buồng trục khuỷu và dầu bôi trơn lọt lên buồng đốt.
- Van hút và van xả (Intake and Exhaust Valves): Điều khiển luồng khí nạp vào và khí thải ra khỏi xi-lanh.
- Bugi (Spark Plug): Đánh lửa hỗn hợp nhiên liệu và không khí để khởi đầu quá trình cháy nổ.
- Hệ thống nhiên liệu (Fuel System): Bao gồm bình xăng, bơm xăng, bộ chế hòa khí (hoặc hệ thống phun xăng điện tử) để cung cấp hỗn hợp nhiên liệu và không khí cho buồng đốt.
- Hệ thống làm mát (Cooling System): Làm mát động cơ để duy trì nhiệt độ hoạt động tối ưu. Có thể là làm mát bằng không khí hoặc bằng dung dịch.
- Bơm dầu (Oil Pump): Cung cấp dầu bôi trơn cho các bộ phận chuyển động để giảm ma sát và mài mòn.
Nguyên lý hoạt động
Động Cơ 4 Thì
- Hút (Intake Stroke):
- Piston di chuyển xuống dưới, van hút mở, hỗn hợp nhiên liệu và không khí được hút vào xi-lanh.
- Nén (Compression Stroke):
- Piston di chuyển lên trên, cả van hút và van xả đều đóng, hỗn hợp nhiên liệu và không khí bị nén lại.
- Nổ (Power Stroke):
- Khi piston đạt điểm cao nhất, bugi đánh lửa, hỗn hợp nhiên liệu và không khí bị đốt cháy, tạo ra lực đẩy piston xuống dưới.
- Xả (Exhaust Stroke):
- Piston di chuyển lên trên, van xả mở, khí thải được đẩy ra ngoài.
Động Cơ 2 Thì
- Hút-Nén (Intake-Compression Stroke):
- Khi piston di chuyển xuống, hỗn hợp nhiên liệu và không khí được hút vào và nén lại khi piston di chuyển lên.
- Nổ-Xả (Power-Exhaust Stroke):
- Hỗn hợp bị đốt cháy, piston di chuyển xuống, sinh công suất và đẩy khí thải ra ngoài.
Những bộ phận cơ bản khác cấu tạo của xe máy
Động cơ là một bộ phận quan trọng nhất trên chính chiếc xe. Tuy nhiên, xe máy cũng phải cần có những bộ phận cơ bản khác để cấu tạo nên một chiếc xe máy hoàn chỉnh.
Khung sườn xe
Ngoài động cơ, khung sườn cũng là một phần cực kì quan trọng để xe kết nối và lắp ráp các bộ phận cần thiết để giúp chiếc xe di chuyển và vận hành. Nếu không có khung xe, động cơ không thể được lắp ráp hoàn chỉnh, bánh xe cũng không có chỗ để lắp vào.
Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều dòng xe khác nhau và dùng nhiều mẫu khung sườn khác nhau có thể kể đến như: Khung sườn hình thoi, khung sườn hình nôi, khung sườn hình dạng xương sống và khung sườn dạng vọng.
Ngoài ra, để có một chiếc khung sườn chắc chắn, nguyên vật liệu chính được làm từ hợp kim nhôm và thép. Vì 2 nguyên liệu này có độ bền cao, chắc chắn và sẽ giúp cho khung sườn xe có được sự chắc chắn và độ bền cao trong quá trình sử dụng.
Bình ắc quy
Bình ắc quy điện là một phần không thể thiếu của một chiếc xe máy và có mối quan hệ mật thiết để giúp động cơ được hoạt động. Bên cạnh đó, bình ắc quy cũng chính là nơi tích trữ điện và cung cấp năng lượng nhằm kích hoạt hệ thống đánh lửa trên xe.
Bình ắc quy ngày nay có 2 loại: Bình ắc quy nước và bình ắc quy khô.
Tiêu chí | Ắc Quy Nước | Ắc Quy Khô |
Giá thành | Giá cả phải chăng chỉ từ 300.000 VNĐ | Giá cao từ 1.000.000 VNĐ |
Mức phóng điện | Tương đương ắc quy khô, nhưng khó hồi phục điện áp khi phát với dòng điện lớn. | Sau lúc phát dòng điện lớn thì ắc quy khô thường hồi phục điện áp tốc độ nhanh hơn. |
Tuổi thọ | Thường thấp hơn ắc quy khô. | Thường cao hơn so với đa số ắc quy nước. |
Hệ thống truyền động
Để xe có thể di chuyển ta cần phải có hệ thống truyền động. Nhông sên dĩa, dây Curoa là một bộ cần thiết của chiếc xe số hoặc xe tay ga và chúng có nhiệm vụ truyền năng lượng từ hệ thống động cơ đến bánh xe. Ngoài ra, bộ truyền động có chất lượng tốt sẽ giúp cho động cơ của chiếc xe hoạt động một cách mượt mà và êm ái hơn.
Thắng xe
Nếu hệ thống truyền động là giúp cho động cơ truyền năng lượng đến bánh xe. Thì thắng xe là bộ phận quan trọng giúp kìm hãm động cơ và dừng xe trong lúc cần thiết. Nhờ đó, mà có thể giúp cho người lái tránh được các chướng ngại vật.
Ngoài ra, xe số và xe tay ga đều có cách sử dụng thắng khác nhau:
- Xe tay ga: Thắng trước được sử dụng ở phần bên phải của tay lái và thắng sau được sử dụng ở phần bên trái.
- Xe số: Thắng trước được sử dụng ở phần bên phải của tay lái và thắng sau được sử dụng chân phải để đạp thắng.
Lọc gió
Lọc gió được xem là lá phổi của chiếc xe, bởi buồng đốt cần có gió để xe đánh lửa nhằm giúp động cơ hoạt động. Lọc gió sẽ là bộ lọc giúp cản bụi, tạp chất trong không khí và nhằm đảo bảo chất lượng nhiên liệu. Vì vậy, lọc gió là một bộ phận không thể thiếu để giúp động cơ hoạt động bền bỉ hơn.
#Lưu ý: Lọc gió cũng phải cần được thay thế sau khoảng từ 10.000 – 12.000km. Nếu xe của bạn hoạt động trong môi trường ô nhiễm hoặc nhiều bụi bẩn bạn cần phải kiểm tra thường xuyên hơn.
Xem thêm: Hướng dẫn thay lọc gió tại nhà đơn giản
Bánh (lốp) xe
Bánh xe là một bộ phận quan trọng để giúp xe di chuyển và bánh xe có bao gồm: bánh xe không ruột và có ruột. Ngoài ra, bánh xe cũng ảnh hưởng đến tốc độ và khả năng di chuyển trên đường. Nếu bánh xe quá mòn, độ an toàn khi di chuyển sẽ không cao và có thể gây ra nhiều tai nạn nghiêm trọng.
#Lưu ý: bạn cần phải kiểm tra và thay thế bánh (lốp) xe sau khoảng 20.000 – 25.000km sử dụng để giúp xe di chuyển an toàn.