Ý nghĩa ký hiệu trên cần số xe ô tô tự động

Thành Tài
14/03/24
Lượt xem : 57 view
4.5/5 - (2 bình chọn)

Ý nghĩa ký hiệu trên cần số xe ô tô tự động: Đối với các mẫu xe ô tô sử dụng hộp số tự động, cần số sẽ có nhiều khác biệt so với các loại xe số sàn và có những ký hiệu khiến nhiều người chưa nắm rõ hết công dụng, ý nghĩa của chúng. Cùng thongtinxe tham khảo bài viết giải thích ý nghĩa và công dụng của các ký hiệu trên cần số xe tự động để hiểu rõ hơn nhé!

Tìm hiểu về cần số xe tự động

Lịch sử ra đời

Hộp số ô tô ra đời vào năm 1894 bởi hai nhà phát minh René Panhard và Émile Levassor. Từ chỗ là đối tác kinh doanh sản xuất gỗ, hai nhà khoa học này đã bắt tay với nhau để sản xuất xe hơi và hộp số chính là một trong những thành tựu lớn của bộ đôi này.

Ý nghĩa ký hiệu trên cần số xe ô tô tự động

Kể từ khi hộp số đầu tiên ra đời, các nhà sản xuất ô tô sau này đã kế thừa và tiếp tục nghiên cứu để tìm cách cải tiến nhằm giúp cho quá trình sang số của chiếc xe trở nên thuận tiên hơn. Theo đó, vào năm 1904 được ghi nhận là một dấu mốc lớn của ngành công nghiệp ô tô với sự ra đời của hộp số tự động, với nhiều ưu điểm lớn và khắc phục được nhược điểm của những chiếc xe số sàn thời đó, đặc biệt là khi chạy xe trong các khu đô thị đông đúc.

Đến năm 1932, hộp số tự động cổ điển hoàn thiện đầu tiên được trình làng. Loại hộp số này được cấu tạo gồm 4 cấp số. Nhờ đó, xe ô tô có thể tự động chuyển số mà không cần phụ thuộc vào chân côn và cần số như các xe sử dụng số sàn như trước, giúp việc lái xe trở nên thoải mái hơn bao giờ hết.

Cho đến đầu thế kỷ 20, nhiều hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới như BMW, BF, Mercedes-Benz,… đều tập trung vào việc nâng cấp và cải tiến hộp số tự động. Theo đó, một số loại hộp số tự động mới và mạnh mẽ hơn đã ra đời như hộp số ZF 6HP26 trên chiếc BMW Series 7 hay hộp số tự động 7 cấp trên những chiếc Mercedes. Tiếp tục đà phát triển, các hãng xe khác trên thế giới như Toyota cũng hưởng ứng và cho ra đời loại hộp số tự động 8 cấp trên chiếc Lexus LS 460 của họ vào năm 2007.

Các ký hiệu trên cần số tự động

Ngày nay, có nhiều mẫu ô tô đã sử dụng hộp số tự động 10 cấp hoặc vô cấp (CVT). Hộp số tự động giúp chiếc xe di chuyển mượt mà, êm ái hơn nhiều so với xe số sàn. Thêm nữa, loại hộp số này cung cấp tỉ số truyền được phân bổ hài hòa hơn, giảm độ trễ khi chuyển số và còn giúp xe có thể chạy ở tốc độ cao nhưng với vòng tua thấp hơn đáng kể và giúp động cơ sử dụng công suất hiệu quả, tiết kiệm nhiên liệu.

Vị trí cần số trên xe số tự động

Trước khi bắt đầu tìm hiểu về ý nghĩa của các ký hiệu trên cần số tự động. Chúng ta cũng cần hiểu và biết được vị trí đặt cần số tự động trên các mẫu ô tô hiện nay.

Cụ thể, đối với các mẫu xe hiện đại ngày nay vị trí của cần số trên từng dòng xe, từng hãng là không giống nhau. Bên cạnh đó, sự khác biệt về vị trí đặt cần số giữa các dòng xe gồm: Sedan, SUV, MPV hay bán tải là khá lớn:

  • Đối với dòng Sedan, SUV: Vị trí đặt cần số tự động thường là ở khu vực bệ điều khiển trung tâm giữa ghế lái và ghế phụ.
  • Đối với dòng MPV, bán tải: Vị trí cần số thường được đặt tại trục tay lái.
  • Đối với các dòng xe thể thao, xe đua: Cần số tự động được chuyển thành núm xoay, nút bấm để người lái dễ thao tác hơn.

Ý nghĩa ký hiệu trên cần số xe ô tô tự động

Ý nghĩa và công dụng các ký hiệu trên cần số xe tự động

Ký hiệu cơ bản trên cần số xe tự động

Đối với các tài xế mới, khi nhìn vào các ký hiệu trên cần số tự động sẽ cảm thấy chúng khá rườm rà và khó hiểu. Tuy nhiên, nếu như nắm bắt được một số ký hiệu (chữ viết tắt) và ý nghĩa của những ký hiệu này thì việc điều khiển xe sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với việc lái xe số sàn.

4 ký hiệu cơ bản trên cần số xe tự đồng gồm: P, R, N, D. Đây là chữ viết tắt của một số từ Tiếng Anh và mỗi ký tự sẽ có ý nghĩa và vị trí khác nhau. Trong đó, trên bất kỳ một chiếc xe sử dụng hộp số tự động nào thì cần số cũng sẽ có:

  • P – Parking: Ký hiệu này có nghĩa là đậu xe, số P thường được đặt nằm trên cùng của bảng hộp số. Khi bạn muốn dừng, đỗ xe an toàn thì có thể cài về số này để tránh xe bị trượt dốc.
  • R – Reverse: Ký hiệu này có nghĩa là lùi xe hay còn gọi là số lùi. Số R được đặt nằm ngay bên dưới số P. Khi bạn muốn lùi xe thì có thể gạt cần số về vị trí R và dậm chân ga chậm rãi để lùi.
  • N – Neutral: Ký hiệu này có nghĩa là số Mo. Số N thường được đặt chính giữa của bảng hộp số. Khi kéo cần số về vị trí này, xe sẽ trong tình trạng tự do, số Mo thường được dùng khi người lái muốn dùng xe ngắn hạn. Để đảm bảo an toàn khi về Mo, bạn cần kết hợp thêm thao tác dậm thắng chân.
  • D – Drive: Ký hiệu này có nghĩa là số tiến. Số D thường nằm ở vị trí dưới cùng, khi gạt cần số về D và kết hợp dậm ga thì chiếc xe sẽ tiến về phía trước, các cấp số từ 1 – 4 hoặc 1 – 10 (tùy vào loại hộp số) sẽ tự động chuyển tương tự như nguyên lý trên xe số sàn mà không cần chân côn.

Ký hiệu mở rộng trên cần số xe tự động

Bên cạnh 4 ký hiệu cơ bản mà hầu như mẫu xe số tự động nào cũng có, thì trên một số dòng xe, hãng xe khác sẽ có thêm một lẫy chuyển số xe tự động. Phần lẫy này thường đặt phía dưới tay nắm vô lăng để thuận tiện cho tài xế thao tác hơn. Thông thường, lẫy chuyển số này hay được dùng cho các mẫu xe số tự động có cài đặt chế độ S (Sport) hay M (Manual).

Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể bắt gặp một số ký hiệu khác trên cần số như:

  • M ( / -) – Manual: Trong đó, dấu ( ) là tăng số và dấu (-) là giảm số. Đây là một trang bị biến cần số tự động sang bán tự động, với công dụng giúp người dùng có thể tăng giảm số theo điều kiện lái xe cho phù hợp.
  • OD – Overdrive: OD có chức năng giữ cho vòng tua máy hoạt động thấp, do đó trong các trường hợp như đổ đèo tài xế có thể tận dụng chúng để giúp hãm tốc độ mà không cần đạp phanh quá nhiều.
  • L – Low: Chế độ L sẽ giúp động cơ hoạt động với công suất cao hơn, nó giống như việc bạn gài số 1,2 để di chuyển lên dốc hay khi xe tải nặng.
  • B – Brake: Chế độ Brake cũng có công dụng tương tự như Low (L) ở phía trên. Chúng sẽ phát huy công dụng khi xe lên/xuống dốc hay tải nặng.
  • S – Sport: Chế độ này thường chỉ được trang bị trên một số dòng xe thể thao, chúng giúp cho xe hoạt động với công suất mạnh mẽ, mang đến cảm giác lái “bốc” hơn.
  • D1 – Drive 1, D2 – Drive 2 (D3, D4…): Đây cũng là chế độ hỗ trợ đổ đèo an toàn theo đánh giá của nhiều người lái xe lâu năm. Chế độ này cũng giúp xe di chuyển dễ dàng hơn trên những cung đường xấu.

Ưu nhược điểm của các loại cần số trên xe số tự động

Cần số bố trí ziczac

Cần số tự động bố trí dạng ziczac thường được hãng xe Toyota trang bị trên những mẫu xe số tự động của họ. Ưu điểm lớn của kiểu thiết kế hộp số này là giúp người lái tránh bị nhầm lẫn khi chuyển số.

Ý nghĩa ký hiệu trên cần số xe ô tô tự động

Tuy nhiên, nhược điểm của cần số ziczac là các thao tác sẽ chậm hơn so với các kiểu thiết kế khác khi đường di chuyển ngoằn ngoèo. Ngoài ra, cần số kiểu này cũng có thiết kế không được bắt mắt bằng các loại cần số bọc da hay dạng núm xoay.

Cần số thẳng hàng

Cần số tự động được thiết kế theo dạng thẳng hàng bao gồm số P – R – N – D cùng nằm trên một đường thẳng được các hãng xe như: Honda, Ford, Mitsubishi, Mazda, Hyundai hay Kia ưa chuộng.

Cần số tự động được thiết kế theo dạng thẳng hàng bao gồm số P - R - N - D cùng nằm trên một đường thẳng

Đây là kiểu thiết hiện đại, giúp khoang lái trở nên trẻ trung, thể thao hơn. Bên cạnh đó, các loại cần số này còn được trang bị thêm chế độ sang số bán tự động được đặt cạnh số D giúp người lái có thể điều chỉnh được cấp số phù hợp địa hình di chuyển.

Tuy nhiên, nhược điểm của kiểu thiết kế này chính là dễ gây ra tình trạng nhầm lẫn vị trí cho người lái khi chuyển số, đặc biệt là giữa số lùi R và số N. Điều này dễ gây bất tiện cho người lái khi muốn thao tác lùi xe nhanh hơn.

Cần số kiểu núm xoay

Cần số kiểu núm xoay là một kiểu thiết kế đặc trưng của hãng Jaguar Land Rover, nhất là trên dòng xe Range Rover. Một vài hãng xe phổ thông cũng đã ứng dụng loại cần số dạng xoay này để tăng tính sang trọng cho khoang lái.

Ý nghĩa ký hiệu trên cần số xe ô tô tự động

Ưu điểm chính của loại cần số kiểu núm xoay là tính đẹp mắt và cao cấp. Nhưng nếu xét về mặt tiện dụng khi thao tác thì cần số dạng núm xoay sẽ không tiện dụng bằng các loại cần số thẳng hàng. Chẳng hạn, để chuyển từ vị trí số D hay S về P, người lái phải xoay nhiều lượt, trong khi ở cần số điện tử chỉ cần một nút bấm.

Cần số kiểu nút bấm

Cần số điện tử dạng nút bấm khá hiếm khi được trang bị trên các mẫu ô tô hiện nay. Hyundai là một trong những hãng hiếm hoi còn sử dụng kiểu thiết kế cần số này, chúng thường thấy trên mẫu SantaFe hoặc Palisale. Bên cạnh đó, Honda cũng là một nhà sản xuất sử dụng kiểu hộp số này trên các mẫu bán tải ở thị trường Bắc Mỹ, Nhật Bản.

Cần số kiểu nút bấm

Ưu điểm của loại cần số kiểu nút bấm là việc tối giản thao tác sang số nhờ thiết kế theo kiểu quy định từng chức năng hộp số là một nút bấm. Nhờ đó, ngay cả với những người mới, việc điều khiển xe sẽ tiện dụng hơn rất nhiều khi không cần phải nhớ cách di chuyển cần số rườm ra.

Tuy nhiên, nhược điểm lớn của loại cần số này đó là chúng kém phổ biến nên người lái cần thời gian để làm quen với cách sử dụng mới bởi sẽ trái ngược hoàn toàn với thói quen cầm nắm cần số bấy lâu nay. Ngoài ra, việc có quá nhiều nút bấm hay nằm xa tầm tay người lái sẽ khiến kiểu cần số này trở nên bất tiện hơn.

Những lưu ý khi sử dụng cần số xe tự động

Về cơ bản, thao tác sử dụng cần số xe tự động nói riêng và cách lái xe tự động nói chung đơn giản hơn rất nhiều so với lái xe số sàn. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau để sử dụng cần số tự động mượt mà, an toàn nhất.

  • Hiểu rõ ý nghĩa của các ký hiệu trên cần số tự động: Trước khi chạy xe, bạn cần thuộc “nằm lòng” ý nghĩa của các ký hiệu trên cần số để có thể thao tác tốt trên đường.
  • Nắm rõ thao tác khi dùng cần số tự động: Có rất nhiều loại cần số tự động, do đó bạn cần phải nắm rõ quy trình cũng như cách sử dụng loại cần số được trang bị trên xe để có thể xử lý tình huống một cách tốt nhất.
  • Cẩn thận khi lùi xe số tự động: Việc lùi xe số tự động thoạt nhìn có vẻ dễ dàng hơn số sàn, tuy nhiên bạn nên lưu ý lùi xe một cách thật chậm rãi và luôn giữ chân phanh để có thể lùi một cách an toàn nhất.