Lái xe ô tô là một hành động phức tạp đòi hỏi người tài xế có sự tập trung cao độ và tuân thủ các quy tắc giao thông thông minh. Tuy nhiên, có những thói quen lái xe ô tô nguy hiểm mà nhiều tài xế vô tình hay cố ý thực hiện, có thể đưa bản thân và những người xung quanh vào tình huống khó xử lý.
Những hành động như sử dụng điện thoại di động khi lái xe, vượt đèn đỏ hoặc lái xe quá nhanh đều làm tăng nguy cơ tai nạn. Để đảm bảo an toàn giao thông, tất cả các tài xế nên xây dựng những thói quen tốt khi lái xe và tuân thủ luật giao thông.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về 12 thói quen lái xe ô tô nguy hiểm mà mọi tài xế nên tránh để bảo vệ cả bản thân và những người tham gia giao thông trên đường.
- 12 Thói quen lái xe ô tô gây nguy hiểm
- Không thắt dây an toàn
- Lái xe quá nhanh hoặc quá chậm
- Sử dụng điện thoại khi lái xe oto
- Vượt đèn đỏ
- Lái xe áp sát xe khác
- Không bật đèn báo rẽ
- Sử dụng đèn pha sai cách
- Không bảo dưỡng xe thường xuyên
- Ăn uống khi lái xe
- Để thú cưng trong cabin
- Cố gắng chạy xe khi mệt mỏi, buồn ngủ
- Lái xe ô tô ngược chiều, sai làn đường
- Cách duy trì sự tập trung khi lái xe
- Những câu hỏi thường gặp
112 Thói quen lái xe ô tô gây nguy hiểm
Một số thói quen lái xe nguy hiểm như không bật đèn, lái xe quá nhanh, hay thậm chí ăn uống khi đang điều khiển ô tô có thể dẫn đến những nguy cơ gây ra tai nạn và cần được tài xế tránh xa. Các bạn hãy cùng tôi tìm hiểu ngay sau đây để xem liệu bản thân có đang mắc phải hay không nhé!
#1. Không thắt dây an toàn
Thắt dây an toàn là một trong những biện pháp an toàn cơ bản và quan trọng nhất khi tham gia giao thông bằng ô tô. Tuy nhiên, vẫn có nhiều tài xế và hành khách thường xuyên bỏ qua việc này, đặc biệt là trong những chuyến đi ngắn. Hay nhiều mẹ bầu cảm thấy khó chịu khi thắt dây an toàn và lo lắng rằng đai dây sẽ đè lên em bé do áp lực lên bụng, tuy nhiên đây là hành động vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Điều này tạo ra một tình huống nguy hiểm, khiến cho người ngồi trên xe không thắt dây an toàn có thể bị văng ra ngoài trong trường hợp xảy ra va chạm. Môi trường giao thông luôn tiềm ẩn rủi ro và việc bỏ lỡ thói quen thắt dây an toàn có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong.
#2. Lái xe quá nhanh hoặc quá chậm
Nhiều chuyên gia về an toàn đường bộ đã đưa ra cảnh báo về việc lái xe với tốc độ quá chậm, đây có thể là một nguyên nhân đáng xem xét làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn. Điều này có liên quan đến sự phân bố tốc độ không đồng đều trên đường, khiến cho các phương tiện đằng sau có thể di chuyển nhanh hơn. Chính vì vậy, các chuyên gia an toàn khuyến cáo rằng người lái cần duy trì tốc độ tối thiểu để đảm bảo khoảng cách an toàn giữa các xe.
Thực tế, hệ thống đường phố tại Việt Nam thường không rộng rãi, không thích hợp cho việc lái xe với tốc độ quá nhanh. Lái xe với tốc độ cao có thể gây nguy hiểm cho cả người lái và những người tham gia giao thông khác.
Khi cần phải thực hiện các hành động như phanh gấp, thay đổi làn đường, rẽ ngang hoặc quay đầu, người lái cần thực hiện mọi thao tác một cách cẩn thận và không nên vội vàng. Các chuyên gia còn khuyên rằng khi mất kiểm soát và bị trượt bánh do điều kiện đường xấu, người lái cần tập trung vào hướng mình muốn đi và cố gắng điều khiển xe về phía đó.
#3. Sử dụng điện thoại khi lái xe oto
Thói quen lái xe nguy hiểm phổ biến hiện nay là nhiều người sử dụng điện thoại trong khi lái xe, khi tài xế nhìn vào điện thoại, sự tập trung của người lái dễ bị xao lãng và chuyển sang việc sử dụng thiết bị điện tử, khiến cho khả năng tập trung vào tình hình giao thông giảm sút đáng kể.
Điều này tạo ra tình huống không an toàn trên đường, với nguy cơ cao về va chạm và tai nạn xảy ra. Việc ngừng sử dụng điện thoại trong khi lái xe là một biện pháp quan trọng để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác trên đường.
#4. Vượt đèn đỏ
Vượt đèn đỏ là một hành vi vi phạm luật giao thông có thể gây ra tai nạn nghiêm trọng. Khi một tài xế vượt đèn đỏ, họ thường không chú ý quan sát những phương tiện khác đang lưu thông theo đúng quy tắc, điều này tạo ra nguy cơ cao về va chạm và xảy ra các tình huống đầy rủi ro trên đường. Việc tuân thủ luật và ngừng lại khi đèn đỏ bật là một biện pháp để đảm bảo an toàn cho tất cả người tham gia giao thông.
Ngoài những tác động nguy hiểm đối với an toàn giao thông và tính mạng của người tham gia, hành vi lái xe vượt đèn đỏ cũng có thể khiến bạn gặp rắc rối với pháp luật. Theo quy định của pháp luật, người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự, nếu có hành vi vượt đèn đỏ hoặc vượt đèn vàng, sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Ngoài ra, họ còn phải đối mặt với việc bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 tháng. Trường hợp gây tai nạn giao thông, hình phạt có thể nặng hơn, kéo dài từ 2 đến 4 tháng. Điều này là một lý do nữa để chúng ta tuân thủ luật giao thông đường bộ.
#5. Lái xe áp sát xe khác
Rất nhiều tài xế thường có thói quen lái xe quá gần các phương tiện khác. Họ không duy trì khoảng cách đủ lớn đối với xe chạy phía trước, xe sau hoặc những xe ở hai bên hông. Thực tế là, việc này có thể gây ra rất nhiều vấn đề và nguy cơ. Nếu chẳng may phương tiện phía trước phải phanh gấp hoặc chuyển làn đột ngột, tài xế không giữ khoảng cách an toàn có thể không kịp xử lý, dẫn đến tai nạn.
Vì vậy, việc giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện khác là một yếu tố cực kỳ quan trọng để đảm bảo lái xe an toàn hơn. Điều này cung cấp thời gian và không gian cho tài xế để phản ứng trong trường hợp xảy ra tình huống bất ngờ, giúp giảm thiểu nguy cơ tai nạn và bảo vệ tính mạng của tất cả người tham gia giao thông.
Để giữ khoảng cách an toàn với xe khác dựa trên tốc độ đang chạy có thể rất hữu ích. Dưới đây là một số hướng dẫn về khoảng cách an toàn tối thiểu dựa trên tốc độ:
- Khi bạn đang di chuyển với tốc độ khoảng 60km/h, hãy đảm bảo bạn giữ khoảng cách ít nhất 35 mét giữa xe của bạn và xe phía trước.
- Nếu bạn di chuyển với tốc độ trong khoảng từ 60 – 80km/h, hãy tăng khoảng cách an toàn lên ít nhất 55 mét để có đủ thời gian và không gian để phản ứng.
- Đối với tốc độ từ trên 80 – 100km/h, bạn nên duy trì khoảng cách an toàn ít nhất 70 mét để đảm bảo an toàn trong mọi tình huống.
- Khi bạn di chuyển với tốc độ từ trên 100 – 120km/h, hãy duy trì khoảng cách an toàn tối thiểu là 100 mét. Điều này sẽ giúp bạn có đủ thời gian để ứng phó với tình huống bất ngờ và giảm nguy cơ va chạm.
#6. Không bật đèn báo rẽ
Thói quen không bật đèn báo rẽ (xi-nhan) khi rẽ phải hoặc trái tăng gây ra nguy hiểm khi lái xe. Điều này có thể khiến cho các phương tiện ở phía sau không kịp phản ứng, dẫn đến tình huống nguy cơ va chạm và tai nạn.
Để đảm bảo an toàn khi lái xe, hãy luôn chú ý quan sát gương chiếu hậu và bật tín hiệu xi-nhan mỗi khi bạn chuẩn bị rẽ. Tín hiệu xi-nhan không chỉ giúp người điều khiển xe trước biết được ý định của bạn mà còn giúp mọi người kịp phản ứng, điều chỉnh tốc độ và làm cho giao thông trở nên dễ dàng và an toàn hơn.
#7. Sử dụng đèn pha sai cách
Không ít người có thói quen không bật đèn bởi ôtô được trang bị đèn LED chạy ban ngày trở thành tiêu chuẩn. Nhưng cần chú ý chức năng đèn LED này không thể thay thế được đèn pha. Khi trời tối, người lái cần chú ý biểu tượng ánh sáng trong cụm đồng hồ trên xe và bật đèn nếu nó ở chế độ tắt.
Bên cạnh đó,khi bật đèn pha vào xe đối diện hoặc khi đi vào các đoạn đường đông đúc và đủ ánh sáng, đều có thể gây ra các tình huống nguy hiểm.
Bật đèn pha quá mức cần thiết có thể làm cho các phương tiện đối diện bị chói mắt và mất khả năng quan sát đường đi phía trước. Tương tự, khi bật pha từ phía sau, đèn sáng chói cũng có thể khiến cho người lái xe trước đó không thể quan sát rõ hình ảnh trong gương chiếu hậu. Điều này tạo ra tình huống không an toàn cho tất cả các phương tiện tham gia giao thông.
Vì vậy, để đảm bảo lái xe một cách văn minh và an toàn hơn, việc sử dụng đèn pha ô tô cần được điều chỉnh phù hợp theo tình hình thực tế trên đường.
#8. Không bảo dưỡng xe thường xuyên
Việc bảo dưỡng thường xuyên giúp xe luôn đảm bảo tiêu chí an toàn. Đồng thời người sử dụng sẽ tiết kiệm được một khoản kinh phí lâu dài. Đặc biệt nó cũng đảm bảo cho tài xế, hành khách và những người lái xe xung quanh luôn an toàn.
Bên cạnh đó, chủ phương tiện cần thường xuyên kiểm tra phanh tránh trường hợp không thể dừng lại khi lái xe. Các bộ phận của hệ thống treo và lốp xe cũng nên được thay thế ngay khi chúng bắt đầu bị mòn.
Khi hãng xe có thông báo triệu hồi thì bạn nên mang xe đến showroom để được khắc phục và sửa chữa miễn phí. Có không ít lần nhà sản xuất đưa ra thông báo triệu hồi do sản phẩm gặp các vấn đề an toàn, chẳng hạn như cửa có thể mở bất ngờ, rủi ro hỏa hoạn hoặc túi khí có thể phun mảnh vụn cứng khi chúng hoạt động. Do đó, hãy cố gắng cập nhật các thông báo qua các đại lý bán xe hoặc liên hệ trực tuyến.
#9. Ăn uống khi lái xe
Khi bạn tập trung vào việc cầm đồ ăn hoặc đồ uống, tay không còn trên vô lăng và sự tập trung của bạn bị phân tâm khỏi tình hình giao thông. Điều này có thể dẫn đến tình huống không kiểm soát được nhanh chóng, gây ra nguy cơ tai nạn cao.
Để lái xe an toàn, hãy luôn dành thời gian để ăn uống trước hoặc sau khi bạn dừng lại một cách an toàn. Ăn quá no hoặc để bụng quá đói cũng khiến bạn mất tập trung khi lái xe.
Ngoài ra, lái xe khi đã uống rượu bia hoặc dưới tác động của các chất gây nghiện khác là một thói quen cực kỳ nguy hiểm và có thể dẫn đến các tai nạn giao thông nghiêm trọng. Nồng độ cồn trong cơ thể làm mất khả năng tập trung, giảm phản xạ và quyết định, khiến cho tài xế không thể kiểm soát xe một cách an toàn.
#10. Để thú cưng trong cabin
Việc để thú cưng trong cabin xe ô tô có thể gây ra các tình huống nguy hiểm và mất tập trung khi bạn đang lái xe. Động vật không bị gắn đai an toàn hoặc đặt trong lồng hay chỗ ngồi riêng có thể gây xao nhãng, gây mất tập trung cho tài xế.
Để đảm bảo an toàn khi vận chuyển thú cưng, hãy sử dụng các chuồng để giữ chúng an toàn và không gây phiền hại cho bạn khi bạn đang lái xe. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho cả bạn và thú cưng của bạn, và ngăn chúng gây mất tập trung trong quá trình lái xe.
Đọc thêm: Bà bầu có nên lái xe ô tô không: 11 lưu ý quan trọng
#11. Cố gắng chạy xe khi mệt mỏi, buồn ngủ
Nhiều tài xế dù đã buồn ngủ và cơ thể trong tình trạng mệt mỏi nhưng cố chạy thêm đoạn đường, điều này luôn gây ra nguy hiểm và có thể gây ra tai nạn. Khi bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ, sự tập trung và khả năng phản xạ của bạn sẽ giảm sút đáng kể, khiến cho bạn khó kiểm soát xe và tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng lái xe trong tình trạng mệt mỏi hoặc buồn ngủ có thể gây ra các nguy hiểm tương tự như lái xe khi bị ảnh hưởng bởi chất cồn. Việc này đặc biệt nguy hiểm trên xa lộ nơi tốc độ cao hoặc trong điều kiện giao thông đông đúc.
Để đảm bảo an toàn khi lái xe, hãy luôn duy trì tình trạng tỉnh táo và tập trung. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ, hãy dừng lại và nghỉ ngơi.
#12. Lái xe ô tô ngược chiều, sai làn đường
Chạy xe sai làn đường có thể gây ra tai nạn và đe dọa tính mạng của mọi người trên đường. Hành vi này không chỉ tạo ra nguy cơ va chạm với các phương tiện khác đang lưu thông trên làn đường đúng, mà còn gây ùn tắc giao thông, mất tập trung cho người tham gia giao thông khác.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chạy xe sai làn đường đóng góp đến khoảng 5% số lượng tai nạn giao thông tử vong trên toàn cầu.
Nhiều tài xế có tính chủ quan nên lái xe ngược chiều, hành động ngoài nguy cơ mất tính mạng của người lái xe và người khác trên đường, việc này còn vi phạm luật giao thông và có thể bị xử phạt nghiêm trọng.
Việc tuân thủ quy tắc giao thông và lái xe theo đúng hướng, đúng làn là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho mọi người trên đường và tránh bị xử phạt.
2Cách duy trì sự tập trung khi lái xe
Duy trì sự tập trung khi lái xe là một yếu tố cực kỳ quan trọng để đảm bảo an toàn trên đường. Dưới đây là một số cách để bạn duy trì sự tập trung khi lái xe:
Kinh nghiệm lái xe 1: Hạn chế các yếu tố bên ngoài
Trên 70% các vụ tai nạn xảy ra do nguyên nhân các tài xế không tập trung vào việc điều khiển xe. Các yếu tố chủ quan cũng như khách quan ảnh hưởng rất nhiều đến tài xế, quan trọng là bạn phải biết hạn chế chúng và tập trung tối đa vào việc lái xe. Hạn chế các yếu tố gây xao lãng trong xe như cuộc trò chuyện quá nhiều, xem video, hoặc sử dụng điện thoại di động khi bạn đang lái xe.
Kinh nghiệm lái xe an toàn 2: Không lái xe sau khi uống rượu bia
Đây là một trong những kinh nghiệm lái xe an toàn mà chúng ta được nghe hàng ngày nhưng việc thực hiện thì không dễ dàng chút nào. Hãy hạn chế thức uống có nồng độ cồn cao vì sức khỏe và sự an toàn của bản thân và gia đình chúng ta.
Kinh nghiệm lái xe an toàn 3: Hiểu rõ các tín hiệu khi tham gia giao thông
Những người đang học lái xe, thậm chí nhiều tài xế “đã qua rất nhiều xe” một thời gian nhưng không chú ý đến một điều nhỏ nhặt, đó là ra tín hiệu và đáp trả tín hiệu thế nào là hợp lý khi đang tham gia giao thông. Thực tế khi đang vận hành xe trên đường, cho người khác biết ý định lái xe như thế nào là rất quan trọng.
Trên đây là 12 thói quen lái xe ô tô nguy hiểm mà tài xế nào cũng nên tránh, hy vọng rằng thông tin và lời khuyên về cách duy trì sự tập trung khi lái xe từ DailyXe sẽ giúp bạn tránh xa những thói quen nguy hiểm và biến mỗi hành trình trên đường thành một trải nghiệm an toàn.
3Những câu hỏi thường gặp
Sau đây là ba câu hỏi thường gặp về chủ đề những thói quen xấu khi lái xe mà tài xế quan tâm, từ đó có thể kịp thời thay đổi, giúp việc lái xe trở nên an toàn, tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra.
——————————————————–
- Kinh nghiệm mua xe ô tô cũ và cách nhận biết lỗi của xe
- Cập nhật bảng giá xe Honda Brio cũ tháng 11/2024
- Yamaha Janus 125 2024 ra mắt Việt Nam: Đuôi hoàn toàn mới, thêm không gian cho gen Z thích cốp rộng, giá từ hơn 29 triệu đồng
- Bảo dưỡng vệ sinh bướm ga, kim phun ở xe ô tô
- Thông số kỹ thuật Hyundai Custin 2023 : Động cơ, kích thước và tiện nghi