Ô tô chết máy giữa đường là cơn ác mộng của bất kỳ tài xế nào. Không chỉ gây gián đoạn hành trình, tình huống này còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, đặc biệt trên đường cao tốc hoặc khu vực giao thông đông đúc. Người điều khiển phương tiện giao thông là người luôn chuẩn bị tâm lý để sẵn sàng cho một tình huống khẩn cấp xảy ra, việc ô tô chết máy giữa đường luôn có những dấu hiệu để nhận biết, vì thế người lái xe phải nắm được nguyên lý xử lý để tránh gây ra tai nạn giao thông. Sau đây thongtinxe gửi đến bạn một số dấu hiệu nhận biết ô tô chết máy giữa đường nhé!
Bất kể tình huống khẩn cấp nào người lái xe cũng cần nắm được tình trạng hiện tại của xe, giữ tâm lý hết sức bình tĩnh và dự đoán được những tình huống có thể xảy ra. Trong lúc này người lái xe dễ có tâm lý hoảng loạn, khả năng xử lý tình huống không đúng. Điều này sẽ dẫn đến nguy hiểm cho người ngồi trên xe và cả những phương tiện khác trên đường. Đặc biệt trong trường hợp xe đang di chuyển ở những vùng địa hình hiểm trở như đèo núi quanh co, thời tiết sương mù.
Một trong những nỗi lo lớn nhất là xe bị “nằm đường” vì những sự cố liên quan đến động cơ. Có những nguyên nhân chủ quan và cũng có những nguyên nhân khách quan. Tuy nhiên ở mỗi nguyên nhân thì đều có cách khắc phục tài xế nào cũng nên biết để tránh gặp rắc rối.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến ô tô bỗng dưng chết máy giữa đường
Ô tô chết máy giữa đường là tình huống không mong muốn xảy ra đối với nhiều tài xế. Dù có rất nhiều yếu tố khách quan, nhưng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này xuất phát từ quá trình chăm sóc xe hơi của mỗi chủ xe.
Ô tô chết máy vì hỏng bơm nhiên liệu
Trên thực tế, bơm nhiên liệu rất hiếm khi bị hỏng do bộ phận này hiện nay đều được bôi trơn và làm mát bằng chính nhiên liệu trong bình. Tuy nhiên, nếu lái xe nhiều lần để xe cạn nhiên liệu có thể khiến xe bị chết đột ngột. Nghiệm trọng hơn, máy sẽ chết hẳn do nguyên liệu đã quá cạn.
Dấu hiệu là bơm được đặt trong bình nhiên liệu nên chủ xe rất khó phát hiện được sự cố. Dù vậy, nếu chú ý, khi bơm nóng và sắp chết, tiếng ồn sẽ phát ra lớn hơn.
Nếu xăng cạn, xe sẽ dừng hẳn và không thể chạy được nữa. Nhưng nếu trong khi cạn kiệt nhiên liệu, bạn vẫn cố chạy thêm thì máy sẽ nóng ran lên. Nếu duy trì như vậy trong thời gian dài, bơm nhiên liệu sẽ chết và không thể phục hồi lại. Lúc này bạn chỉ có thể mất chi phí để thay mới hoàn toàn.
Ô tô chết máy vì bị tắc kim phun nhiên liệu
Sự tích tụ lâu ngày của các cặn bẩn từ trong nhiên liệu bám vào các lỗ kim phun và bộ lọc sẽ là lý do chính. Bên cạnh đó, việc sử dụng xăng bị dính dầu hoặc pha trộn nhiều tạp chất cũng khiến kim phun bị tắc.
Dấu hiệu là kim phun nhiên liệu bị tắc, luồng nhiên liệu phun không ổn định dẫn đến máy xe chạy yếu hơn. Ngoài ra, xe có thể có hiện tượng rung giật và chết máy khi tăng ga.
Người dùng cần thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng xe đúng định kỳ. Đối với kim phun, bạn có thể tháo kim phun xăng ra bằng các dụng cụ chuyên biệt. Sau đó nhỏ dung dịch tẩy rửa chuyên nghiệp vào thẳng bình xăng ô tô. Dung dịch theo ống dẫn, đi dần về phía kim phun và làm sạch, cũng như trung hòa cacbon, kim loại tồn đọng. Vệ sinh sạch sẽ cho kim phun.
Ô tô chết máy vì bị cạn hoặc cháy dầu bôi trơn
Đừng rập khuôn đợi số km xe đã chạy từ 5.000–10.000km mới thay dầu vì đi 5.000km trên cao tốc khác hẳn với 5.000km trong đường phố nội đô đông đúc!
Cách xử lý khá đơn giản, ngay khi phát hiện, bạn cần đem xe đến gara để bảo dưỡng và thay dầu ngay, hãy nhớ đổ đúng liều lượng và chọn loại dầu phù hợp với dòng xe của bạn.
Ô tô chết máy vì dầu hộp số cạn kiệt
Dầu hộp số cạn kiệt cũng là một trong những nguyên nhân khiến xe ô tô đang đi bị chết máy. Vì vậy chủ xe cần thường xuyên kiểm tra lượng dầu hộp số còn lại trong xe. Việc kiểm tra có thể diễn ra đơn giản bằng cách thủ công. Các nhà sản xuất xe hơi đưa ra lời khuyên rằng chủ xe nên quan sát mức dầu hộp số khi động cơ đang ở trạng thái ấm. Khi kiểm tra mực dầu hộp số cần lưu ý không được để dị vật lọt vào bên trong động cơ.
Ô tô chết máy vì hỏng hệ thống làm mát
Sự cố hết nước làm mát cũng khá phổ biến, nhiều người đi xe không hề kiểm tra định kỳ nước làm mát hoặc chủ quan không để ý vì bị rò rỉ. Điều này khiến hệ thống giải nhiệt gặp sự cố, quạt làm mát không hoạt động gây nóng máy, bó máy. Hậu quả là phải bỏ tiền để đại tu với chi phí hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng.
Một nguyên nhân khác cũng có thể do chất lượng nước làm mát đang dùng kém, gây ra tình trạng đóng cặn, tắc hoặc chức năng làm mát bị vô hiệu.
Đề phòng nguyên nhân này, hãy nhớ kiểm tra nước làm mát định kỳ và quan sát đồng hồ đo nhiệt nước làm mát ở bảng đồng hồ trước vô-lăng. Khi thấy đèn cảnh báo hoặc nhiệt độ tăng vọt (hoặc kim lên vị trí H) thì cần dừng ngay xe lại, bật nắp ca-pô kiểm tra.
Nếu thấy còn nước làm mát mà bị sôi thì để máy chạy không tải và tắt điều hòa, lúc này nước được bơm tuần hoàn sẽ nguội nhanh hơn, còn nếu thấy cạn nước thì tắt máy.
Ô tô chết máy vì hết xăng
Đây có lẽ là một nguyên nhân khá buồn cười, nhưng trường hợp này lại xảy ra khá thường xuyên. Nhiều người mãi lái xe mà quên mất để ý lượng nhiên liệu còn lại trong bình với quãng đường dự định sẽ đi, cũng như quên mất cảnh báo khi sắp hết nhiên liệu.
Việc để hết nhiên liệu dẫn đến chết máy sẽ rất nguy hiểm, có thể gây hỏng bơm xăng
Hư hỏng hệ thống điện
Xe chết máy có thể là do các bộ phận thuộc hệ thống đánh lửa bị hỏng như: bugi, mô-bin, dây cao áp hoặc hệ thống cung cấp nguồn. Thông thường, qua thời gian sử dụng lâu dài mà không được thay mới sẽ khiến các bộ phận này hư hỏng. Đối với xe có tiền sử ngập nước cũng gặp phải tình trạng tương tự.
Bơm nhiên liệu và kim phun không còn hoạt động. Mất tín hiệu hộp điều khiển hoặc có thể nổi đèn báo lỗi động cơ. Đồng thời, những trường hợp động cơ ô tô chết đột ngột mà không có dấu hiệu nào báo trước cũng là biểu hiện của hỏng hệ thống điện trên xe.
Cách xử lý duy nhất là thay mới các chi tiết bị hỏng thuộc hệ thống điện. Bởi chúng không thể sửa chữa. Ngoài ra, người dùng cần ngăn ngừa trước tình huống ô tô chết máy giữa đường bằng cách bảo dưỡng xe định kỳ, không để xe ngập nước.
Lưu ý một số dấu hiệu để ô tô không nằm đường
Khi đi trên đường, người lái xe luôn phải chuẩn bị tâm lý để ứng phó với những tình huống phát sinh với chiếc xe ô tô, điển hình là việc ô tô chết máy giữa đường. Ngoài việc phải giữ bình tĩnh, lái xe cần nắm được nguyên nhân cũng như cách xử lý để tránh những thiệt hại không đáng có.
Hệ thống lọc gió bị tắc nghẽn
Khi ô tô có dấu hiệu tăng tốc khó khăn chính là lúc tài xế phải nhận ra rằng chiếc xe của mình đang xuống cấp trầm trọng. Các chuyên gia ô tô cho biết, dấu hiệu này thường cảnh báo ở hệ thống lọc gió bị tắc nghẽn, rò rỉ nhiên liệu hoặc một số chi tiết khác. Do tần suất hoạt động cao nhưng lại ít được vệ sinh, khiến cho bụi bẩn xâm nhập gây tắc nghẽn. Nên vệ sinh động cơ, lọc gió định kỳ, và nếu xe còn gặp hiện tượng đó, mang xe đến trung tâm uy tín kiểm tra.
Dấu hiệu bugi bị hỏng
Tình trạng vô-lăng bị rung lắc hay thậm chí là “liệt tạm thời” sẽ khiến tài xế khó điều khiển xe, khó khởi động động cơ, trong quá trình vận hành có thể bị giật cục. Điều này không chỉ khiến tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn mà còn có thể bị nguy hiểm khi lái xe vì không điều khiển được kịp thời. Vấn đề này thường xuất phát từ bugi xe bị hỏng, tỉ lệ xăng gió sai lệch hoặc áp suất động cơ bị mất. Trong trường hợp bugi không hoạt động, người dùng có thể chuyển sang kiểm tra hệ thống dây cao áp.
Tỉ lệ xăng gió sai lệch có thể do quá nhiều xăng và gió vào buồng đốt vượt quá mức quy định hoặc kiểm tra van có bị rò rỉ hay đứt gãy chỗ nào không để khắc phục lại.
Việc cần làm là vệ sinh cảm biến gió (Mass Air Flow Sensor) để lượng gió vào buồng đốt được chính xác. Ngoài ra, vệ sinh buồng đốt, kim phun để nhiên liệu vào đều, không bị tắc nghẽn hoà trộn đủ với lượng không khí đưa vào.
Hỏng hóc ở động cơ
Chiếc xe phát ra các tiếng kêu bất thường cho thấy xe của bạn đang gặp phải vấn đề từ động cơ. Ví dụ như hệ thống nhiên liệu không đủ cung cấp cho xe chạy, một số chi tiết bị mòn vì quá sức,… Hơn nữa, dấu hiệu này rất khó để người dùng phát hiện ra bệnh ở chỗ nào nên cần được mang đến garage sớm để phục hồi lại chất lượng xe.
Dư thừa nhiên liệu ở buồng nổ
Tia lửa phụt ra từ ống xả cũng cho thấy tình trạng sử dụng về chiếc xe của bạn. Hiện tượng phụt lửa cho thấy lượng nhiên liệu bơm vào buồng nổ đang quá tải hoặc bugi hoạt động kém hiệu quả khiến nhiên liệu không thể đốt cháy hết được. Trường hợp khác do bugi bị muội than bám vào hoặc dầu của động cơ lọt vào buồng đốt,…
Đèn Check Engine sáng
Thông thường ở trên đồng hồ phía trước lái xe sẽ có đèn Check Engine để báo hiệu cho tài xế biết xe đang gặp vấn đề gì bên trong. Khi đèn sáng, điều đầu tiên nên kiểm tra là các chi tiết có lắp cảm biến bởi đây đều là những bộ phận liên quan trực tiếp đến lỗi của động cơ như cảm biến oxy, cảm biến khí nạp, hệ thống thông gió, bugi, bộ lọc xả khí, ống thông gió…
Lốp xe ô tô bị phù
Có khá nhiều nguyên nhân có thể khiến vô-lăng bị rung. Đó có thể là do lốp bị chửa hoặc không đều, do góc đặt bánh xe bị sai, do rô-tuyn cân bằng bị chết… Vô-lăng bị rung lắc sẽ khiến bạn không còn kiểm soát chiếc xe một cách chính xác và chẳng ai có thể biết được điều gì sẽ xảy ra, đặc biệt khi cộng thêm yếu tố bạn nhanh chóng bị mệt mỏi.
Phanh kêu ken két
Tùy từng xe và nhà sản xuất, má phanh bị mòn đến độ phải thay thế sẽ có những dấu hiệu cảnh báo khác nhau. Các dòng xe cao cấp thường sử dụng hệ thống cảm biến, với dây tín hiệu được luồn bên trong má phanh và dây này sẽ bị đứt khi má phanh mòn. Nhiều dòng xe phổ thông thường sử dụng lá thép, khi má mòn thì lá thép này sẽ cọ vào đĩa phanh, phát ra tiếng kêu. Nếu làm ngơ và không thay kịp thời, có thể sẽ phải trả giá khi phanh không ăn.
Xử trí thế nào khi ô tô đang đi giữa đường bị chết máy?
Luôn phải giữ bình tĩnh và tìm chỗ đỗ xe an toàn
Nếu phát hiện ra xe bị hỏng, việc đầu tiên là bạn nên cố giữ bình tĩnh và đưa phương tiện của mình tạt vào phần làn lề đường gần nhất trước khi nó dừng lại hoàn toàn, tuyệt đối không để xe dừng ở làn trái ngoài cùng trên đường cao tốc.
Tiếp theo, chủ xe cần báo đèn cảnh báo và đặt biển cảnh báo trước hoặc sau chừng 100m để có thể cảnh báo nguy hiểm cho các tài xế khác biết, tránh nguy hiểm cho các xe khác.
Kiểm tra xe xác định sự cố đang xảy ra
Việc tiếp theo cần làm là nên xác định nhanh các nguyên nhân cơ bản khiến xe bị dừng đột ngột. Thế nhưng, không phải ai cũng có đủ khả năng và trình độ để làm được việc này. Vì vậy, nếu không có đủ chuyên môn thì bạn nên thử kiểm tra một số lỗi đơn giản như lốp xe, nước làm mát, các cực ắc quy có bị lỏng, nhìn dây điện xem có chuột cắn không,..
Kêu gọi sự trợ giúp
Trong trường hợp này bạn nên tìm kiếm những sự trợ giúp từ những người xung quanh và nếu có thể hãy hỏi về tiệm sửa xe gần nhất. Đặc biệt, nếu trong trường hợp có người thân hoặc người quen am hiểu về xe thì hãy gọi điện để được tư vấn và làm theo các bước.
Liên lạc với các dịch vụ cứu trợ xe
Nếu bạn là một người hay phải di chuyển và sợ gặp phải những sự cố bất ngờ thì nên đăng ký một gói dịch vụ cứu trợ xe uy tín. Khi gặp sự cố bạn chỉ cần gọi cho tổng đài cứu hộ và nói sự cố gặp phải thì bạn sẽ nhận được những gói cứu hộ hỗ trợ tùy thuộc với trường hợp của mình.
Chuẩn bị chu đáo cho xe
Ở bất cứ hoàn cảnh nào, những vật dụng sửa xe hay còn gọi là đồ nghề thì bạn nên chuẩn bị chu đáo. Đặc biệt, thường xuyên kiểm tra vạch xăng xem còn hay hết, nếu hết thì cần đổ đầy ngay.
- Tổng hợp những lỗi thường gặp trên Ford Ecosport
- Giá xe Kia Cerato Deluxe 2021: kèm Thông Số & Hình Ảnh 11/2024
- Siêu SUV Ferrari Purosangue “cơ bắp” hơn với bản độ mới của Mansory
- Giá xe Ford Escape 2023 mới nhất tháng 11/2024 tại Việt Nam
- Loạt xe phân khối lớn Honda ra mắt Việt Nam: Có cả sport bike, naked bike, cào cào, thêm công nghệ mới thay đổi trải nghiệm lái