Xe số tự động tốn xăng hơn số sàn đúng không?

V.Trần
27/03/24
Lượt xem : 624 view
Rate this post

Có một thực tế không thể phủ nhận, xe ô tô số tự động ngày càng phổ biến, những dòng xe ăn khách như Mazda 3, Mazda 6, Mazda CX-5, Honda CR-V, Toyota Camry đều không có tuỳ chọn số sàn. Chỉ những dòng xe chạy dịch vụ như Innova, Vios hay Fortuner có tỷ lệ số sàn cao hơn số tự động. Vậy, số sàn và số tự động, loại nào tốn xăng hơn?

Xe số tự động tốn xăng hơn số sàn đúng không?

Xe số tự động tốn xăng hơn số sàn đúng không? Hầu hết mọi người sẽ trả lời “đúng”. Tuy nhiên, bạn cần phải nhìn nhận ở các góc độ để có thể ra quyết định chính xác nhất. Trước khi tìm hiểu xem xe nào tiêu hao nhiều nhiên liệu thì hãy cùng phân biệt hộp số tự động cổ điển và hiện đại.

Thế nào là hộp số tự động cổ điển và hiện đại?

Định kiến xe số tự động tốn xăng hơn bắt nguồn từ việc động cơ mất năng lượng vận hành bơm thủy lực, có vai trò cung cấp áp lực dầu để tác động vào các ly hợp bên trong. Trong khi đó, hộp số sàn không có bơm mà chỉ cần ly hợp nằm giữa động cơ và hệ truyền động. Ly hợp hoạt động theo lực đẩy chân tài xế, vì vậy, tiết kiệm năng lượng hơn.

Hộp số tự động còn có bộ biến mô, cho phép xe dừng trong khi vẫn cài số và không cần tắt máy. Bộ biến mô nối động cơ với hệ truyền động bằng cách tác động dòng chất lỏng từ mặt này sang mặt khác trong hộp biến mô. Khi vận hành, hiện tượng “trượt” có thể xảy ra khiến hiệu suất sử dụng năng lượng bị giảm. Các loại biến mô hiện đại đều có cơ cấu nối ly hợp, nhằm tránh hiện tượng trượt trong biến mô khi xe di chuyển và chuyển sang số cao hơn. Nhờ cơ cấu này, biến mô có hiệu quả không kém gì ly hợp ma sát trên hộp số sàn.

Hộp số tự động cổ điển

Hộp số tự động cổ điển

Hộp số tự động ra đời vào năm 1932 và cấu tạo chỉ với 4 cấp số. Hộp số này mang lại nhiều đột phá vào thời điểm đó khi tự động chuyển số, giải phóng người lái khỏi chân côn và cần số. Từ đó, việc lái xe trở nên thoải mái và tiện nghi hơn nhiều so với hộp số sàn.

Tuy nhiên, hộp số tự động 4 cấp lại thiếu 1 cấp số so với hộp số sàn 5 cấp. Do đó, ở cùng tốc độ di chuyển, vòng tua động cơ trên hộp số tự động 4 cấp luôn cao hơn so với hộp số sàn 5 cấp. Động cơ hoạt động kém hiệu quả và tiêu hao nhiên liệu hơn trong khi gia tốc tối đa của số tự động cũng không vượt trội so với số sàn.

Hộp số tự động hiện đại

Xe số tự động tốn xăng hơn số sàn đúng không?

Hộp số tự động hiện đại

Những năm đầu của thế kỷ 20, các nhà sản xuất ô tô bắt đầu tập trung nghiên cứu và thương mại hóa hộp số tự động nhiều cấp ra thị trường. BMW và ZF là hai công ty tiên phong khi áp dụng hộp số tự động 6 cấp ZF 6HP26 trên BMW Series 7 vào năm 2002. Mercedes-Benz cũng nhanh chóng phát triển hộp số tự động 7 cấp chỉ sau đó 1 năm. Toyota là hãng xe Châu Á đầu tiên đi theo làn sóng này khi trang bị hộp số tự động 8 cấp trên Lexus LS 460 năm 2007…

Hộp số tự động nhiều cấp hơn giúp tỉ số truyền phân phối hài hòa hơn giữa các cấp số, từ đó giảm độ trễ khi chuyển số, xe vận hành mượt mà, êm ái hơn. Không những vậy, hộp số nhiều cấp còn giúp xe có thể di chuyển ở tốc độ cao nhưng tại vòng tua động cơ thấp hơn đáng kể so với hộp số sàn 5 – 6 cấp.

Số tự động không ‘ăn’ xăng hơn số sàn

Nhiều người mặc định rằng xe số sàn luôn tiết kiệm xăng hơn. Điều này phụ thuộc vào điều kiện lái. Chẳng hạn như đi quanh thành phố. Sau khi dừng đèn đỏ, tài xế xe số sàn phải nhả côn một cách nhẹ nhàng để xe lăn bánh. Nhằm giúp xe di chuyển dễ dàng, các hãng ôtô thiết kế tỷ số truyền thấp để mô-men xoắn tăng thêm nhiều lần và ly hợp trượt càng ít càng tốt. Tỷ số truyền thấp giúp xe tăng tốc tốt nhưng vòng tua động cơ cao, khiến nó tiêu hao nhiều nhiên liệu.

Xe số tự động tốn xăng hơn số sàn đúng không?

Trong khi đó ở hộp số tự động, bộ biến mô trợ giúp xe di chuyển. Bằng cách thiết kế góc của các cánh, nhà sản xuất có thể tăng 2 lần mô-men xoắn vào thời điểm xe bắt đầu di chuyển. Với mức tăng này, hộp số không cần đưa về tỷ số truyền thấp như số sàn, do đó động cơ chạy ở vòng tua thấp và tiết kiệm nhiên liệu hơn. Ngoài ra, số tự động còn tự động chuyển số phù hợp với tốc độ trong khi tài xế đi xe số sàn thường sang số vào lúc vòng tua máy cao quá mức cần thiết. Do đó cũng hao xăng hơn.

Xe số tự động tốn xăng hơn số sàn đúng không?

Trên đường trường, xe số sàn tiết kiệm xăng hơn. Tuy nhiên, điều này sẽ thay đổi nếu hộp số tự động có nhiều cấp hơn (hộp số tự động hiện đại). Nếu có cùng số cấp thì số tự động sẽ tiết kiệm hơn, do tỷ số truyền cuối của số sàn thấp nên động cơ phải làm việc nhiều hơn.

Với những đặc điểm trên, có thể nhận ra không loại hộp số nào ưu việt hơn hẳn. Chúng luôn có ưu và nhược điểm. Với nhiều tác nhân như số cấp, tỷ số truyền cuối, phong cách lái, trọng lượng xe (số tự động thường nặng hơn) thì để kết luận cái nào hơn cái nào là điều rất khó khăn.

Xe số tự động tốn xăng hơn số sàn đúng không?

Có thể nói hộp số tự động thế hệ mới mang lại nhiều ưu điểm vì vậy nó đang dần được thay thế hộp số sàn trên thị trường ô tô. Thậm chí hiện nay còn có những mẫu xe trang bị hộp số tự động 10 cấp. Còn đối với các mẫu xe phổ thông giá rẻ, hộp số sàn vẫn được duy trì bởi tính hiệu quả mang lại.

Mặc dù vậy, ở phân khúc giá rẻ, hộp số sàn cũng chịu sự cạnh tranh lớn từ hộp số vô cấp, vốn tiện dụng như hộp số tự động, nhưng không kém hiệu quả so với hộp số sàn.

Một kết quả khả dĩ nhất là số tự động ngày càng hiệu quả không kém số sàn, quan điểm hộp số tự động tốn xăng hơn hộp số sàn là không chính xác đối với hộp số tự động nhiều cấp. Tuy nhiên, ở phân khúc xe phổ thông với hộp số tự động 4 – 5 cấp thì quan điểm trên vẫn tương đối chính xác.

Sai lầm với những bí kíp tiết kiệm xăng xe ô tô

Chi phí xăng dầu là một trong những khoản phí gây nhiều áp lực tài chính nhất cho người dùng ô tô. Chưa kể đến, giá xăng dầu trên thị trường thường xuyên biến động, tăng giá. Do đó, hầu như bất kỳ ai cũng muốn tìm cho mình giải pháp để “thắt lưng buộc bụng”, la giảm tiền xăng dầu xuống mức thấp nhất. Ngày càng có nhiều người truyền tai nhau các “bí kíp” tiết kiệm xăng. Trong khi thực tế, không phải “bí kíp” nào cũng hiệu quả, trái lại còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho ô tô.

Xe nhỏ tiết kiệm xăng hơn xe lớn

Một chiếc xe có tiết kiệm nhiên liệu hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như động cơ, địa hình di chuyển, kỹ năng lái xe… Công ty Emissions Analytics – một công ty chuyên phân tích khí thải đã tiến hành một cuộc đánh giá. Họ kiểm tra hơn 500 động cơ ô tô. Theo lý thuyết những xe nhỏ, có dung tích và phân khối nhỏ sẽ có lượng tiêu thụ nhiên liệu nhỏ hơn những xe có động cơ phân khối lớn.

Cụ thể là người lái xe, nhất là những tay lái mới thường có thói quen tăng tốc đột ngột. Thói quen này khiến xe vẫn bị “ngốn” nhiều nhiên liệu, dù là động cơ phân khối nhỏ. Để tăng tốc, xe cỡ nhỏ phải có vòng quay động cơ lớn hơn nhằm có thể đạt được sức mạnh cần thiết. Điều này đòi hỏi tiêu thụ một lượng nhiên liệu cao.

Vì thế, nếu người lái xe không thể thoả mãn được những yêu cầu về kỹ thuật lái xe của nhà sản xuất, thì mức tiêu thụ nhiên liệu vẫn chênh lệch so với con số lý tưởng được đưa ra ban đầu. Đặc biệt, theo các chuyên gia, động cơ có dung tích càng thấp thì mức độ chênh lệch về khả năng tiêu thụ nhiên liệu càng cao hơn. Nếu động cơ có dung tích dưới 1 lít, thì mức chênh lệch sẽ là 36%. Nếu dung tích từ 1 đến 2 lít, thì mức chênh lệch là 21%. Còn với những động cơ có dung tích lớn như 5 lít, thì mức tiêu thụ nhiên liệu chênh lệch lại thấp hơn, chỉ 1%. Tuy nhiên, trên thực tế, do kỹ năng lái xe của đa phần các tài xế vẫn còn hạn chế. Do đó, mức tiêu thụ nhiên liệu của xe có động cơ nhỏ sẽ khó đạt được con số lý tưởng như nhà sản xuất đưa ra ban đầu.

Xe số tự động tốn xăng hơn số sàn đúng không?

Đổ xăng khi trời mát giúp tiết kiệm xăng

Đây có lẽ là một trong những “bí kíp” tiết kiệm xăng được nhiều người truyền tai nhau nhất. Không chỉ người dùng ô tô mà ngay cả người dùng xe máy cũng tin vào “bí kíp” này. Nhưng rất tiếc, thực tế cho thấy, đổ xăng trong điều kiện thời tiết mát mẻ hay trời lạnh cũng không chênh lệch bao nhiêu với khi đổ xăng lúc trời trưa nắng nóng. Bởi tại các trạm xăng, bể chưa xăng luôn luôn được đặt ở vị trí nằm sâu dưới lòng đất.

Điều này khiến xăng sẽ không bị ảnh hưởng dù nhiệt độ có thay đổi. Trong trường hợp nếu có sự thay đổi, với nhiệt độ chênh lệch khoảng 2 độ C, mức giãn nở của xăng cũng không được nhiều. Mức giãn nở ở mỗi lít xăng chỉ có thể tính bằng phần nghìn. Mà con số phần nghìn thì không nghĩa lý gì so với hai chữ “tiết kiệm”.

Xe số tự động tốn xăng hơn số sàn đúng không?

Dùng nhiên liệu chất lượng cao, tiết kiệm hơn

Rất nhiều lái xe quan niệm sử dụng nhiên liệu chất lượng cao thì sẽ tiết kiệm hơn. Nhiên liệu chất lượng cao thường phù hợp hơn với những dòng xe thể thao có dung lích lớn, đòi hỏi cao về nhiên liệu. Vì thế, nếu bạn nghĩ rằng sử dụng nhiên liệu chất lượng cao sẽ giúp tiết kiệm hơn, thì rất tiếc đã sai. Tuy không tiết kiệm, nhưng nhiên liệu chất lượng cao vẫn hỗ trợ hoạt động của động cơ tốt hơn.

Theo các chuyên gia, những ô tô sử dụng động cơ cỡ nhỏ, dùng cho mục đích di chuyển hàng ngày, việc dùng nhiên liệu chất lượng cao sẽ giúp cải thiện hiệu suất động cơ, hạn chế hiện tượng đánh lửa sớm. Còn về việc tiết kiệm nhiên liệu thì không thể.

Dùng nhiên liệu chất lượng cao, tiết kiệm hơn

Lắp đặt phụ kiện – sử dụng chất phụ gia

Không ít lái xe vì muốn tiết kiệm xăng, nên đã lắp đặt nhiều loại phụ kiện hay bổ sung chất phụ gia. Thực tế điều này không thể mang lại hiệu quả cải thiện mức tiêu hao nhiên liệu, trái lại còn tiềm ẩn khả năng gây hại cho động cơ và làm gia tăng lượng khí thải.

Xe số sàn tiết kiệm xăng hơn xe số tự động phải không?

Chắc chắn với bạn rằng hơn 80% lái xe sẽ trả lời “đúng”. Tuy nhiên, trên thực tế đúng như thế không? Quan niệm xe số tự động “ngốn xăng” nhiều bắt nguồn từ động cơ của loại xe này. Theo đó, động cơ của xe số tự động mất nhiều nhiên liệu để vận hành bơm thuỷ lực, đảm nhận nhiệm vụ cung cấp áp lực dầu nhằm tác động vào những ly hợp bên trong. Còn với xe số sàn, hộp số không có bơm thuỷ lực, chỉ cần ly hợp nằm giữa động cơ và hệ truyền động. Chân tài xế sẽ giúp tạo lực đẩy để ly hợp hoạt động.

Nhưng trong trường hợp dừng đèn đỏ, người lái xe số sàn phải thao tác nhả côn để xe lăn bánh. Để giúp xe di chuyển dễ dàng, các nhà sản xuất ô tô đã thiết kế tỷ số truyền thấp, giúp mô men xoắn tăng thêm nhiều lần hơn và ly hợp trượt càng ít. Tỷ số truyền thấp khiến xe số sàn tăng tốc tốt, song vòng tua động cơ cao nên cũng tiêu hao nhiều nhiên liệu.

Trong khi đó, với xe số tự động, ở bộ biến mô hỗ trợ xe di chuyển, các nhà sản xuất đã thiết kế góc của các cánh, giúp tăng 2 lần mô men xoắn vào lúc xe bắt đầu di chuyển. Điều này khiến hộp số không cần đưa về tỷ số truyền thấp giống xe số sàn. Thế nên động cơ xe số sàn chạy vòng tua thấp, giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Bên cạnh đó, xe số tự động còn có một ưu điểm lớn là tự động chuyển số để phù hợp nhất với tốc độ và địa hình. Còn người lái xe số sàn lại thường có thói quen sang số ngay thời điểm vòng tua máy cao quá mức. Vì thế so về mức tiêu hao nhiên liệu trong trường hợp này thì xe số sàn “ăn xăng” nhiều hơn. Hội Natural Resources Canada đã tổng hợp số liệu và đưa ra kết luận, mức tiêu tốn nhiên liệu của xe số tự động thấp hơn so với xe số sàn khi di chuyển trong thành phố.

Xe số sàn tiết kiệm xăng hơn xe số tự động phải không?

Xe mới hay xe cũ tốn xăng hơn?

Đây là một tranh luận muôn thuở của người dùng xe trong suốt cả thập kỷ. Mỗi người đều có những lý luận riêng. Tuy nhiên, gần đây một nhóm nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu về vấn đề này. Họ kiểm tra những xe mới đã đi được khoảng 8.000km trên đồng hồ và những xe đã sử dụng từ 10 đến 15 năm. Sau khi đối chiếu, so sánh, họ thấy rằng hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu của xe cũ không thay đổi nhiều. Cũng theo nhiều chuyên gia kỹ thuật, nếu xe cũ được chăm sóc tốt thì hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu vẫn có thể ở mức tối đa trong nhiều năm. Do đó, không hẳn cứ là xe cũ sẽ “ngốn xăng” hơn xe mới.

Xe số tự động tốn xăng hơn số sàn đúng không?

Thay mới lọc khí sẽ tiết kiệm xăng

Nhiều người thường nghĩ rằng lọc khí bị bẩn sẽ khiến tiêu tốn nhiều nhiên liệu. Tuy nhiên, cách nghĩ này không hoàn toàn đúng. Vì những xe ô tô hiện nay đã không còn dùng bộ chế hoà khí, thay vào đó chuyển sang dùng cảm biến dòng chảy và phun nhiên liệu. Điều này giúp tối ưu hoá hiệu suất vận hành của động cơ. Còn với các xe cũ, lọc khí bị bẩn, gây nghẽn chỉ khiến quá trình nạp khí bị chậm hơn, không tác động quá nhiều đến việc tiêu thụ nhiên liệu. Do đó, dù xe cũ hay xe mới, thay bộ lọc khí chỉ cải thiện hiệu suất của động cơ, chứ không làm tăng hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu. Nói cách khác, thay bộ lọc khí không giúp tiết kiệm xăng.

Xe số tự động tốn xăng hơn số sàn đúng không?

Nổ máy trước khi chạy

Một số người nghĩ rằng nổ máy xe trước khi chạy sẽ giúp làm nóng động cơ và tiết kiệm xăng. Đây là một quan niệm vừa sai lầm, lại còn vừa tai hại. Bởi những xe ô tô hiện nay đã được trang bị động cơ hiện đại, không cần nổ máy trước khi xuất phát. Ngược lại, việc nổ máy thời gian lâu trước khi chạy còn khiến tăng lượng khí thải, đặc biệt là lãng phí nhiên liệu. Sau khi nổ máy, bạn có thể chạy xe ngay sau vài giây.

Sử dụng lốp tiết kiệm nhiên liệu

Đánh đúng vào tâm lý người tiêu dùng, nhiều hãng lốp đã cho ra đời loại lốp xe có khả năng cải thiện lượng tiêu hao nhiên liệu. Theo đó các loại lốp này được thiết kế với hệ số cản lăn cực thấp, với lời giới thiệu là có thể tối thiểu hoá năng lượng lãng phí cho lốp xe khi chạy trên đường. Nhưng theo các cuộc thực nghiệm gần đây, kết quả cho thấy mức tiêu hao nhiên liệu giữa xe dùng lốp thường và xe dùng lốp tiết kiệm nhiên liệu cũng tương đương nhau. Mặc dù lốp cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu tốn nhiên liệu, thì thực tế cho thấy, mức ảnh hưởng này không quá lớn.

Theo các chuyên gia Nhật Bản, khoảng 5 năm trở lại đây, các mẫu xe mới xuất xưởng đều được áp dụng công nghệ hiện đại nhằm tối ưu khả năng tiêu hao nhiên liệu. Tuy nhiên, có thể thấy rất nhiều “bí kíp” không chỉ không mang lại hiệu quả tiết kiệm chi phí xăng dầu như mong muốn, mà đôi khi còn gây tác dụng ngược “tiền mất tật mang”.

Cảm giác lái xe không đơn thuần là đạp côn, sang số

Số sàn không còn đem lại niềm vui cho một số người lái xe vì phải loay hoay với tổ hợp côn – phanh – ga và nhớ vị trí trên cần số. Vậy, xe số sàn có thực sự là “liều thuốc gây nghiện” đối với cánh lái xe như nhiều người vẫn nói?

Hộp số sàn đem lại cảm giác hưng phấn tột độ cho người điều khiển. Mớm côn, vào số và đạp ga nhuần nhuyễn, khiến chiếc xe to lớn ngoan ngoãn tuân theo mệnh lệnh tức thì là cảm giác vô cùng phấn khích.

Nhưng thực tế không phải bao giờ cũng như mơ. Đang từ từ leo dốc tại Đà Lạt, chiếc xe bất ngờ tắt máy do xe trước đi chậm. Phía dưới là con dốc thăm thẳm, và trước mặt là con đường phủ kín nắp ca-pô. Tình huống lúc này khó gấp 100 lần bài thi sa hình khởi hành ngang dốc ngày nào. Chỉ những tay lái dày dặn kinh nghiệm mới đủ sức vượt qua mà không để xảy ra sự cố đáng tiếc.

Kéo thắng tay, đạp mạnh chân ga, nhả côn từ từ, đồng thời hạ thắng tay, chiếc xe khẽ chồm về phía trước rồi lầm lũi vượt qua con dốc. Người lái vẫn chưa hết hồi hộp, tim đập, chân run. Trong khi anh bạn lái số tự động có hỗ trợ khởi hành ngang dốc không mất chút sức lực nào, chỉ nhẹ nhàng nhả chân phanh, chuyển qua chân ga và chiếc xe bình tĩnh trườn lên.

Cái khổ của người lái xe số sàn chưa dừng lại ở đó, khi gặp tình huống giao thông thực tế tại TP.HCM. Chân trái đau nhừ như bị đánh khi đưa chiếc xe nhích từng cm về phía trước, giữa biển người trong giờ tan tầm. Chỉ một cú nhả vội chân côn, chiếc xe đột ngột tắt máy, lập tức sẽ có hàng trăm chiếc còi xe thi nhau bấm phía sau.

Đây chỉ là một số trong hàng trăm tình huống “dở khóc dở cười” mà những người lái xe số sàn gặp phải. Đó là lý do loại hộp số cơ khí này đang ngày càng thất thế trước hộp số tự động, và chỉ vài công ty còn chiều những khách hàng truyền thống khi cung cấp phiên bản số sàn.

Vì sao xe hơi số tự động lên ngôi?

Hộp số tự động, loại hộp số này vẫn ngày càng phổ biến trên xe hơi ngày nay. Nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là dễ sử dụng. Tại Việt Nam, tất cả người học lái xe đều phải học lái số sàn, nhưng sau một năm cấp bằng, số người có thể điều khiển thuần thục xe số sàn thì lại rất ít.

Ưu điểm của hộp số tự động là thuận tiện, dễ lái, không tốn nhiều sức khi chạy trong thành phố. Người lái chỉ cần lên xe, nổ máy, nhả phanh và đạp ga là xe sẽ chạy tới. Trên cần số tự động có các chế độ như số lùi, số tiến, số N hoặc tăng giảm cấp số bằng lẫy trên vô-lăng.

Hộp số tự động không cần chân côn, người lái không lo bị tắt máy khi ra côn gấp, cũng không cần biết để số nào đi tốc độ bao nhiêu, tất cả đã có các thiết bị điện tử trong xe xử lý. Điều duy nhất người lái xe số tự động cần suy nghĩ là đừng đạp nhầm chân phanh và chân ga.

Nói như vậy không có nghĩa hộp số tự động không có nhược điểm. Theo những người lái xe nhiều kinh nghiệm, lái xe số tự động có nhược điểm lớn nhất là nhàm chán. Cảm giác leo lên xe, đề máy, nhả phanh và đạp ga biến người lái như một cỗ máy được lập trình sẵn. Từ vị trí làm chủ chiếc xe, người lái trở nên lệ thuộc vào công nghệ.

Ngoài ra, nhược điểm thứ hai được các lái xe đường dài lưu ý là xe tự động tốn xăng hơn xe số sàn. Do được lập trình tự động nên xe thường chuyển cấp số sớm hơn so với người lái chủ động, khiến tua máy cao, vì vậy lượng nhiên liệu bị đốt cháy nhiều hơn.

Ngoài ra hộp số tự động cũng phức tạp hơn so với hộp số sàn nên cần quay nhiều bánh răng, đây cũng là một nguyên nhân khiến mức tiêu hao nhiên liệu của xe số tự động cao hơn từ 20-30% so với một chiếc xe số sàn cùng công suất.

Nhược điểm thứ ba của hộp số tự động là không chủ động được cấp số, vì vậy cảm giác vượt xe hơi cùng chiều không dứt khoát và thiếu an toàn (trừ những chiếc xe công suất cực mạnh). Đa phần xe số tự động dung tích dưới 2.0 lít, công suất dưới 150 mã lực bị “đuối” khi cần bứt tốc.

Ngoài ra, xe số tự động cũng nguy hiểm khi đổ đèo, bởi phanh bằng hộp số tự động không hiệu quả như số sàn.

Cuộc tranh cãi giữa những người ủng hộ hộp số sàn và những người mê hộp số tự động vẫn chưa đến hồi kết. Nhưng dù thế nào đi nữa, xu thế tự động hoá vẫn trở thành tất yếu, thậm chí khi những chiếc xe tự lái lên ngôi, con người chỉ còn đóng vai trò hành khách trên những chiếc xe robot, khi đó sẽ không còn nhiều người bàn về hộp số trên xe ô tô.