Vòng tua máy là gì? Vòng tua máy bao nhiêu là hợp lý

Trang Thông Tin Xe
26/03/24
Lượt xem : 41 view

Vòng tua máy được định nghĩa là số vòng quay mỗi phút của động cơ xe, nếu động cơ quay nhanh thì vòng tua máy càng lớn, nhằm sản sinh ra công suất đủ mạnh để giúp xe di chuyển nhanh hơn.

 

Vòng tua máy là gì?

 

Vòng tua máy là khái niệm quen thuộc khi nói đến hiệu suất vận hành của một chiếc xe, nhiều người từng đề cập đến công suất và momen xoắn. Những vòng tua máy của xe thì không phải ai cũng hiểu rõ được ý nghĩa thật sự của nó. Trên thực tế, công suất, momen xoắn và vòng tua máy trên xe ô tô đều có quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, vòng tua máy được định nghĩa là số vòng quay của động cơ xe tính trong khoảng thời gian 1 phút, với đơn vị tính là RPM.

 

vòng tua máy

 

Vòng tua máy tỷ lệ thuận với công suất và đạt mức cực đại tại 5.000 vòng/phút. Theo các chuyên gia, tại vòng tua >= 5.000 vòng/phút, lò xo sẽ đẩy xupap ở trạng thái không đóng không mở và treo lơ lửng, lúc này nhiên liệu được đưa vào buồng đốt rồi thải ra ngay, giúp cho động cơ có thể hoạt động ở mức lý tưởng nhất.

 

Vì thế, vòng tua máy quay càng nhanh thì sức mạnh của động cơ đạt được càng lớn, nhờ vậy mà xe có thể di chuyển nhanh hơn. Khi xe di chuyển ở số 1, vòng tua máy thường sẽ rất cao vì xe cần lực kéo lớn để khởi động từ mốc 0km,h. Sau khi chuyển sang các số sau thì vòng tua máy sẽ giảm dần vì không còn cần nhiều lực kéo như khi bắt đầu khởi động, đồng thời việc giảm vòng tua máy khi đạt tốc độ ổn định giúp xe di chuyển mượt mà hơn, không bị giật cục khi tăng tốc.

 

Vòng tua máy bao nhiêu là hợp lý?

 

Với động cơ xăng, khi xe chạy ở chế độ không tải, thường vòng tua máy sẽ quay ở trong khoảng 700-750 vòng/ phút, lúc này nhiệt độ rơi vào khoảng 80-90 độ đảm bảo cho động cơ xe hoạt động ổn định và mượt mà.

 

Vòng tua máy 2

 

Trường hợp xe không hoạt động một thời gian, khi khởi động lại thì tài xế sẽ cảm nhận được các quãng giật cục, vì lúc này xe sẽ tự động tăng vòng tua máy lên 1.000 vòng/phút. Vì thế nếu thấy vòng tua máy tăng đột ngột trong trường hợp này thì bạn cũng đừng quá lo lắng.

 

Khi vận hành, vòng tua máy của xe nằm ở khoảng từ 1.400 – 1.800 vòng/phút để tài xế dễ dàng chuyển số từ số 1 – 2. Nếu từ số 2 qua số 3 thì vòng tua máy ở khoảng 1.300 – 1.700 vòng/phút, còn xe chạy ở số 3 – 5 thì vòng tua khoảng 1.200 – 1.600 vòng/phút.

 

Bạn cũng nên ghi nhớ quy tắc “vận tốc xe ô tô ở số vòng tua máy 1.000 vòng/phút của số lớn sẽ là điểm tiếp nhận êm ái của số nhỏ”. Khi xe đang di chuyển với tốc độ cao mà cần phanh, bạn nên về số để giảm vòng tua máy xuống mốc 1.000 vòng/phút để có thể điều khiển xe êm ái hơn.

 

Khi di chuyển trên đoạn đường xấu nhiều chướng ngại vật hoặc đường xá đông đúc, người lái xe nên giảm tốc độ và nhấn phanh, kết hợp với việc nhả côn. Ngược lại, trong trường hợp đường không quá đông đúc thì người lái có thể duy trì tốc độ, giữ số vòng tua khoảng 1.200 vòng/phút sau đó bắt côn, như vậy xe sẽ không bị khựng lại. Khi tăng tốc thì thực hiện thao tác tương tự.

 

Theo kinh nghiệm của nhiều bác tài, người lái cần sang số phù hợp với số vòng tua máy để động cơ xe vận hành trơn tru hơn cũng như tăng tính an toàn khi tham gia giao thông. Lúc điều khiển phương tiện, tài xế cũng nên tạo thói quen nhìn đồng hồ số vòng tua để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp, giúp động cơ xe bền hơn và hoạt động ổn định hơn.

 

Nhận biết những bất thường của xe qua vòng tua máy

 

Việc hiểu rõ cơ chế hoạt động của vòng tua máy, người sử dụng sẽ chủ động hơn trong việc kiểm tra và phát hiện những vấn đề bất thường mà chiếc xe của mình có thể đang gặp phải, để có thể kiểm tra và khắc phục kịp thời, tránh gây ra tình trạng hư hỏng nặng.

 

Vòng tua máy 3

 

Ví dụ, xe thường sẽ hoạt động ổn định ở một vòng tua máy nhất định, tuy nhiên vòng tua máy bỗng cao hơn hoặc chậm lại bất thường trong khi xe vẫn di chuyển ở chế độ bình thường thì khả năng động cơ đang gặp vấn đề là rất lớn.

 

Không những vậy, chỉ số vòng tua máy còn giúp người sử dụng xe điều chỉnh qua lại giữa các chế độ lái giúp tiết kiệm nhiên liệu tối đa, hoặc tăng tốc và đạt sức kéo tốt nhất khi chuyển số – với xe số sàn. Bên cạnh đó, khi kiểm tra động cơ, các kỹ thuật viên cũng thường dựa trên chỉ số của đồng hồ vòng tua máy để biết được tình trạng xe hiện tại chính xác nhất.