Drift bắt nguồn từ Nhật Bản sau đó trở thành một môn thể thao và lan rộng sang các nước châu Âu và châu Mỹ.
Lần đầu tiên drift chính thức xuất hiện trên màn ảnh rộng là ở phần 3 của series phim nổi tiếng The Fast and Furious, Tokyo Drift. Điện ảnh Hollywood đã biết đến donut từ rất lâu, nhưng drift là một khái niệm hoàn toàn khác về môn thể thao để mất độ bám đường của xe. Drift có nghĩa là người lái xe điều khiển chiếc xe của họ trượt qua một khúc cua, một drifter chuyên nghiệp có thể hoàn toàn kiểm soát được chiếc xe khi lốp xe đang trượt chứ không còn lăn trên đường nữa.
Drift không phải là điều gì quá xa lạ. Để đơn giản và dễ hiểu, bất kỳ ai đã từng bị trượt bánh trên đường ướt và mất từ 10 – 20 mét để có thể kiểm soát chiếc xe thì quãng đường đó là khoảng cách người đó đã drift. Trong đua xe, đôi khi các tua đua vào cua với tốc độ quá nhanh khiến bánh sau bị trượt, đó cũng được xem là drift. Khi bị trượt bánh sau, chiếc xe hoặc sẽ quay tròn hoặc sẽ tay đua đua sẽ lấy lại quyền kiểm soát chiếc xe và tiếp tục cuộc đua. Những tay đua chuyên nghiệp có khả năng drift có cơ hội vượt qua các đối thủ không thể drift ở những khúc cua.
Dần dần drift đã thực sự trở thành một môn thể thao đúng nghĩa. Vào những năm 1990, môn thể thao đua xe drift đã chính thức ra đời tại những con đường núi lộng gió của Nhật Bản và sau đó lan dần sang Mỹ và Anh.
Mẫu mẫu xe Drift chuyên nghiệp thường được thiết kế lại và gia cố thêm khung gầm xe, phanh tay, cần số, các bàn đạp
Drift qua một khúc cua được xem là một pha drift đơn giản. Ở đẳng cấp cao, các tay đua có thể drift qua vài khúc cua tiếp trong khi xe của họ vẫn trượt trên đường. Và những con đường núi ở Nhật Bản là nơi có những khúc cua như thế. Hàng loạt các khúc cua liên tiếp, cua gấp và cua chữ S chính là nơi để các tay đua thể hiện đẳng cấp và kỹ năng drift tuyệt vời của mình.
Côn và Phanh
Các tay đua thường sử dụng hai kỹ thuật chính để drift là côn và phanh. Loại xe được sử dụng để drift phải là xe dẫn động cầu sau, xe dẫn động cầu trước rất hiếm khi được sử dụng để drift.
Khi gần đến khúc cua, người lái xe sẽ đạp chân côn và về số hai, sau đó tiếp tục đạp chân ga để đẩy động cơ lên khoảng 4.500 vòng/phút và nhả côn. Lúc này toàn bộ sức mạnh của động cơ sẽ dồn về cầu sau và bánh sau sẽ quay rất nhanh khiến xe mất độ bám đường, phần thân sau của xe sẽ bị trượt vào khúc cua.
Khi vào đến khúc cua, người lái sử dụng phanh khẩn cấp và khóa cứng bánh sau, lúc này xe trượt tự do, đồng nghĩa với drift. Kỹ thuật sử dụng phanh để drift là một trong số ít kỹ thuật để drift xe dẫn động cầu trước. Đối với xe dẫn động cầu sau thì có rất nhiều kỹ thuật khác nhau, và các tay drift chuyên nghiệp sử dụng rất nhiều kỹ thuật drift trong một cuộc đua.
Khi xe đã bắt đầu drift cũng đồng nghĩa với phần khó nhất của môn thể thao này bắt đầu. Việc duy trì cho xe drift và không bị quay mòng mòng đòi hỏi người lái phải trải qua nhiều lần luyện tập.
Các drifter chuyên nghiệp phối hợp việc kiểm soát chân ga và tay lái để kiểm soát chiếc xe nhằm không cho xe lấy lại cân bằng hoặc giảm tốc độ ở khúc cua. Một số drifter đẳng cấp có thể drift xe liên tục qua các khúc cua và mỗi khúc cua họ lại sử dụng một kỹ thuật drift khác nhau để kiểm soát pha drift của mình.
Các kỹ thuật drift
Điều đầu tiên các tay đua cần thành thục trong kỹ thuật drift đó là kỹ năng đua xe. Kỹ thuật kết hợp sử dụng chân phanh, côn, ga và sang số nhanh (heel-and-toe) giúp các tay đua về số một cách nhanh gọn và hiệu quả nhằm tăng số vòng quay của động cơ trong khi việc sử đồng thời dụng phanh nhằm dồn trọng lượng xe về phía trước.
Mục đích của kĩ thuật sang số này là nhằm duy trì sự cân bằng giữ tốc độ động cơ và tốc độ của bánh xe để động cơ không rung lắc khi về số.
Để thực hiện kỹ thuật này khi chân phải đang ở chân ga, sử dụng chân trái đạp côn, về số như bình thường và nhả côn. Sau đó, giữ mũi chân phải ở chân phanh và đưa gót chân phải sang đạp chân ga cho đến khi vòng quay động cơ trùng với tốc độ của bánh xe. Khi đã đạt đến vòng quay cần thiết, nhả chân ga nhưng vẫn đạp phanh, đạp côn thêm một lần nữa về số. Khi người lái đã làm chủ được kỹ thuật sang số thì họ đã sẵn sàng để drift.
Kỹ thuật drift dựa vào côn
Clutch-kick drift – Khi gần đến khúc cua, người lái vẫn đạp côn, đạp ga để tăng số vòng động cơ và về số. Sau đó nhà côn, toàn bộ sức mạnh động cơ đột ngột dồn về cầu sau khiến đuôi xe bị trượt. Đây là kỹ thuật drift cơ bản
Shift-lock drift – Khi gần đến khúc cua, người lái về số, nhả gà để giảm số vòng quay và giảm tốc độ động cơ. Sau đó nhả côn khiến bánh sau bị giảm tốc đột ngột và trượt đi.
Kỹ thuật drift dựa vào phanh
E-brake drift – Khi vào cua, kéo phanh khẩn cấp để khóa cứng bánh sau và đánh vô lăng đưa chiếc xe vào cua, phần thân sau xe sẽ trượt và xe bắt đầu drift. Đây là kỹ thuật drift cơ bản.
Braking drift – Khi vào cua, đạp phanh để trọng lượng xe dồn về phía trước khiến phần thân sau xe bị hẫng và trượt bánh. Tiếp tục kết hợp sử dụng phanh và cần số để drift mà không cần phanh chết bánh sau.
Long-slide drift – Khi xe cách khúc cua ở một đoạn khá xa và di chuyển ở tốc độ 160 km/h, kéo phanh khẩn cấp để xe bắt đầu drift một đoạn dài cho đến khúc cua.
Các kỹ thuật drift khác
Power-over drift – Tăng tốc xe khi vào cua nhằm tạo đà để xe trượt bánh khi ra khỏi cua. Kỹ thuật này đòi hỏi xe phải có động cơ thật mạnh mẽ.
Feint drift – Khi gần đến khúc cua, điều khiển xe ra làn ngoài nhằm dồn trọng lượng xe về hai bánh ngoài, sau đó nhanh chóng đánh tay lái đưa xe vào cua. Bất ngờ bị dồn trọng lượng sẽ khiến đuôi xe bị trượt và xe bắt đầu drift.
Dynamic drift (Kansei drift) – Vào cua ở tốc độ cao và đột ngột nhả chân ga sẽ khiến trọng lượng xe dồn về phía trước, bánh sau bị trượt sẽ khiến xe drift.
Dirt-drop drift – Đánh tay lái cho đuôi xe trệch khỏi đường đua ra khu vực có cát. Kỹ thuật này giúp xe dễ dàng drift, duy trì tốc độ nhằm drift qua nhiều khúc cua.