Hướng dẫn làm thủ tục mua bán xe ô tô không chính chủ

Thành Tài
25/03/24
Lượt xem : 18 view
Rate this post

Hướng dẫn làm thủ tục mua bán xe ô tô không chính chủ: Trong quá trình mua bán xe ô tô, có nhiều trường hợp người bán không phải là chủ sở hữu chính thức của chiếc xe. Trong tình huống này, việc làm thủ tục mua bán xe ô tô không chính chủ đòi hỏi sự cẩn trọng và tuân thủ các quy định pháp luật. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cung cấp một hướng dẫn chi tiết về quy trình và các bước cần thiết để thực hiện mua bán xe ô tô không chính chủ.

Hướng dẫn làm thủ tục mua bán xe ô tô không chính chủ

Trước đây, người mua xe ô tô cũ thường ít quan tâm đến việc thủ tục sang tên xe ô tô và chuyển đổi chủ sở hữu ô tô khi mua xe đã qua sử dụng do vấn đề thuế phí và các thủ thục liên quan khá phức tạp. Tuy nhiên, kể từ khi thuế sang tên xe ô tô – chuyển đổi chủ sở hữu (phí trước bạ) giảm từ 10% xuống còn 2% thì hầu hết các giao dịch mua bán ô tô cũ điều thực hiện việc việc sang tên xe ô tô, đổi chủ. Vậy thủ tục mua bán xe không chính chủ gồm những bước nào? Hãy cùng Thongtinxe tìm hiểu rõ hơn ngay trong bài viết dưới đây.

Mua bán ô tô không chính chủ là gì?

Mua bán xe ô tô không chính chủ là việc thực hiện mua bán xe ô tô nhưng người bán không phải là chủ sở hữu xe hợp pháp (người đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký xe) và không có quyền chuyển nhượng xe hoặc người không có giấy chứng nhận đăng ký xe.

Hướng dẫn làm thủ tục mua bán xe ô tô không chính chủ

Theo quy định hiện hành, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.

Thủ tục mua bán xe ô tô không chính chủ

Thông thường, thủ tục để mua bán xe ô tô cũ cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Giao kết hợp đồng mua bán xe ô tô

Người bán và người mua thỏa thuận, thương lượng và giao kết hợp đồng mua bán xe ô tô. Công chứng hoặc chứng thực hợp đồng này.

Bước 2: Nộp lệ phí trước bạ

Mức nộp lệ phí trước bạ được quy định tại Thông tư 20/2019/TT-BTC. Theo đó, người mua tới chi cục thuế quận, huyện để làm thủ tục đóng phí trước bạ (đóng phí tại Kho bạc gần nhất).

Tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của tài sản trước bạ được xác định như sau:

  • Thời gian đã sử dụng trong 1 năm: 90%
  • Thời gian đã sử dụng từ trên 1 đến 3 năm: 70%
  • Thời gian đã sử dụng từ trên 3 đến 6 năm: 50%
  • Thời gian đã sử dụng từ trên 6 đến 10 năm: 30%
  • Thời gian đã sử dụng trên 10 năm: 20%

Đối với tài sản đã qua sử dụng, thời gian đã sử dụng được tính từ năm sản xuất đến năm kê khai lệ phí trước bạ.

Bước 3: Thủ tục sang tên xe

Thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe được quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BCA.

Thủ tục mua bán xe ô tô không chính chủ

Trường hợp 1: Đăng ký sang tên xe trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

  • Giấy khai đăng ký xe (mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).
  • Giấy chứng nhận đăng ký xe.
  • Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe
  • Chứng từ lệ phí trước bạ

Trường hợp 2: Sang tên, di chuyển xe đi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác

Bước 1: Rút hồ sơ gốc

Người mua cần đến cơ quan đăng ký xe ghi trong giấy chứng nhận đăng ký xe để làm thủ tục. Hồ sơ bao gồm:

  • Hai giấy khai sang tên, di chuyển xe (mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này).
  • Giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe.
  • Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe

Bước 2 : Đăng ký xe từ tỉnh khác chuyển đến:

Người mua cần nộp hồ sơ gồm:

  • Giấy khai đăng ký xe (mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).
  • Chứng từ lệ phí trước bạ.
  • Giấy khai sang tên, di chuyển xe (mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này) và phiếu sang tên di chuyển
  • Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe quy định
  • Hồ sơ gốc của xe theo quy định.
  • Thời hạn thực hiện: không quá 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Phí xử phạt vi phạm quy định sang tên xe

Hiện nay, việc mua bán và sang tên xe không chính chủ là không hợp pháp. Hay nói cách khác, theo quy định của pháp luật, xe không chính chủ không bán được. Pháp luật quy định vấn đề này nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu xe, tránh các trường hợp chuyển nhượng xe trộm cắp, sở hữu không ngay tình. Do đó, không xử phạt đối với người sử dụng xe cho thuê, cho mượn, chỉ xử phạt những trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về sang tên xe.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.

Tóm lại, xe ô tô là một tài sản có giá trị tương đối. Khách hàng nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định mua bán xe, không mua bán những xe không chính chủ, không rõ nguồn gốc, không có hồ sơ gốc nhằm tránh những thiệt hại có thể xảy ra.

Mua bán xe ô tô không chính chủ đòi hỏi sự cẩn trọng và tuân thủ các quy định pháp luật. Bằng cách tuân thủ các bước hướng dẫn trong bài viết này, bạn có thể thực hiện quy trình mua bán một cách an toàn và đảm bảo. Tuy nhiên, đề nghị bạn nên tìm kiếm sự tư vấn pháp lý từ luật sư hoặc chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để đảm bảo rằng mọi giao dịch được thực hiện đúng pháp luật và an toàn.