Bảo dưỡng ô tô theo số ODO được khá nhiều chủ xe áp dụng trong việc chăm sóc xế cưng của mình. Vậy, tới cột mốc bao nhiêu thì nên bảo dưỡng bộ phận gì của xe? Chi phí khoảng bao nhiêu? Nên bảo dưỡng trong hãng hay đơn vị ngoài? Hãy cùng Thongtinxe tìm ra lời giải sẽ có ngay trong bài viết sau đây.
Các cột mốc ODO cần chú ý để bảo dưỡng ô tô
Bảo dưỡng ô tô dựa theo số ODO cần chú ý tới 5 cột mốc quan trọng nhất, cụ thể: 5.000, 10.000, 30.000, 40.000 và 100.000 (km). Đây là những cột mốc ODO cần chú ý tới trong việc bảo dưỡng ô tô, nhằm đảm bảo rằng chiếc xe sẽ ổn định và giảm thiểu tối đa tình trạng hỏng hóc trong suốt vòng đời sử dụng.
Cột mốc bão dưỡng 5.000km
Cứ mỗi 5.000 km bạn cần thực hiện việc thay dầu nhớt, vệ sinh hệ thống lọc gió của động cơ cũng như làm sạch hệ thống lọc gió của điều hòa.
Việc thay dầu máy sau mỗi 5.000 km, thực chất chỉ là khuyến cáo từ nhà sản xuất. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bạn có thể thực hiện việc thay dầu máy để xe đạt khả năng vận hành trơn tru nhất, cụ thể như sau:
- Xe mới: Nên thay khi trước hoặc đủ 5.000 km, vì xe mới thường có các hạt mạt kim loại.
- Thường xuyên di chuyển: Hoạt động với tần suất cao, liên tục dễ làm cho dầu máy bị mất chất, máy móc hoạt động kém hiệu quả.
- Hoạt động trong điều kiện không thuận lợi: Thường xuyên leo dốc, đổ đèo, bụi, nước ngập,…nên thay mới dầu nhớt thường xuyên để giúp xe hoạt động tốt hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra định kỳ mỗi 5000 km các bộ phận sau:
- Còi xe
- Áp suất và độ mòn của các lốp xe
- Bình ắc quy và độ mòn của điện cực
- Hệ thống chiếu sáng (các đèn xe)
- Cần gạt mưa và nước rửa kính xe
Cột mốc 10.000 km
Cột mốc 10.000 km cũng sẽ là lần thay dầu thứ 2 cho động cơ. Trong lần thay dầu này, bạn hãy lưu ý về việc thay luôn hệ thống lọc dầu. Nhiệm vụ chính của thay lọc dầu là nhằm giúp giữ lại những cặn bẩn cho động cơ luôn hoạt động tốt với lượng dầu sạch.
Ngoài ra, ở cột mốc 10.000 km, bạn cũng nên kiểm tra lại một số chi tiết, nhằm đảm bảo độ ổn định và an toàn của chúng, cụ thể như sau:
- Đảo lốp
- Ro tuyn và cao su chắn bụi
- Hệ thống treo ( bộ phận giảm xóc), cao su chắn bụi trục truyền động
- Hệ thống ống xả
- Vô lăng và thước lái.
Cột mốc 30.000 km
Khi đạt tới cột mốc này, bạn cần thực hiện việc thay thế các bộ phận lọc như: lọc gió động cơ và lọc điều hòa. Thay lọc gió động cơ, nhằm đảm bảo đủ lượng không khí sạch đi vào bên trong buồng đốt, giúp tăng khả năng đánh lửa và đảm bảo cho động cơ luôn được vận hành một cách mượt mà.
Nếu bạn để tấm lọc gió quá bẩn và không thực hiện thay thế, lượng không khí sạch đi vào buồng đốt sẽ không được đảm bảo, có thể dẫn đến hậu quả như: máy bị giật khục, tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn bình thường,…
Việc thay lọc gió của điều hòa, cũng là điều quan trọng trong việc bảo dưỡng xe ở cột mốc 30.000 km. Vì hệ thống lọc gió điều hòa đảm nhận vai trò đảm bảo nguồn không khí sạch đi vào bên trong dàn lạnh, ngăn ngừa bụi bẩn và chất độc hại.
Nếu để bộ lọc không khí bẩn sẽ khiến dàn lạnh không được cung cấp đủ không khí sạch, gây nên tình trạng dàn lạnh liên tục hoạt động dẫn đến tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn.
Cột mốc ODO 40.000 km
Đây là cột mốc rất quan trọng trong việc bảo dưỡng định kỳ xe ô tô. Vì, ở cột mốc này, sẽ có rất nhiều điểm cần chú ý thay thế hoặc vệ sinh bảo dưỡng, cụ thể như sau:
- Thay lọc nhiên liệu: Giúp lọc sạch nhiên liệu trước khi đi vào buồng đốt, tăng hiệu suất cháy, đảm bảo hiệu suất động cơ.
- Thay thế bugi: Sau thời gian dài sử dụng ở một chặng đường dài, cần thay thế để có thể đảm bảo khả năng đánh lửa của động cơ, giúp động cơ khởi động và vận hành mượt mà.
- Dầu phanh, dầu ly hợp: Giúp đảm bảo chất lượng dầu, áp suất thủy lực bên trong giúp hệ thống phanh và thủy lực hoạt động đạt được hiệu quả tốt nhất.
Cột mốc ODO 100.000 km
Khi xe đã di chuyển lên tới 100.000 km, rất có thể nước làm mát động cơ đã bị biến chất và có thể bị đóng cặn và làm ảnh hưởng đến hệ thống làm mát của xe. Vì vậy, khi đạt tới 100.000 km, bạn cần thực hiện việc súc rửa két nước và thay thế nước làm mát mới, nhằm đảm bảo động cơ được hoạt động trơn tru.
Ngoài ra, chủ xe cũng cần kiểm tra Curoa truyền động (Curoa cam) Cần thay thế để tránh hiện tượng bị nứt, vỡ gây ảnh hưởng đến việc điều phối hoạt động của các bộ phận bên ngoài và bên trong động cơ
Chi phí bảo dưỡng ô tô
Nhìn chung, chi phí bảo dưỡng ô tô mà bạn phải chi trả sẽ phụ thuộc nhiều vào: bảng giá bảo dưỡng của từng hãng, từng đơn vị; giá thay thế từng phụ tùng các loại; cấp độ bảo dưỡng, tình trạng xe; dòng và loại xe,…Tuy nhiên, nhìn chung các bảo dưỡng thông thường sẽ có mức giá như sau: (VNĐ)
- Bảo dưỡng cấp 1: 800 nghìn – 1.5 triệu
- Bảo dưỡng cấp 2: 1.2 triệu – 2.5 triệu
- Bảo dưỡng cấp 3: 2 triệu – 4 triệu
- Bảo dưỡng cáp 4: 6 triệu – 10 triệu
Mỗi một trung tâm và hãng bảo dưỡng sẽ có quy định khác nhau về mức giá. Nhưng thông thường, giá thấp nhất để thay thế phụ tùng là từ 200.000VNĐ cho xe có cột mốc ODO đến 1000 km và cao nhất là khoảng 700.000 VNĐ cho xe có cột mốc ODO hơn 20.000 km. Thêm vào đó, công bảo dưỡng thấp nhất vào khoảng 150.000 VNĐ và cao nhất khoảng 600.000 VNĐ.
Như vậy, tổng chi phí cho 2 hạng mục cố định này rơi vào khoảng từ 350.000 VNĐ đến hơn 1.3 triệu VNĐ.
Nên chọn bảo dưỡng trong hãng hay đơn vị ngoài?
Bảo dưỡng xe trong hãng hay ở đơn vị ngoài sẽ đều đem đến những ưu điểm riêng của nó. Vì vậy, tận dụng tốt những ưu điểm của từng loại hình sẽ giúp khách hàng luôn đặt mình vào vị thế có lợi. Những ưu điểm của bảo dưỡng xe trong hãng hoặc đơn vị ngoài sẽ được nêu cụ thể dưới đây.
Ưu điểm của bảo dưỡng ô tô trong hãng
- Phụ tùng, phụ kiện chính hãng và luôn có sẵn: Đảm bảo vận hành ổn định, kéo dài tuổi thọ và tránh được việc hỏng hóc vặt
- Đội ngũ kỹ thuật viên có đủ chuyên môn: Tránh được tình trạng “chữa lợn lành thành lợn què”
- Máy móc, trang thiết bị hiện đại: Cơ sở vật chất được đảm bảo theo theo tiêu chuẩn quốc tế của hãng. Dễ dàng khắc phục sự số và nhanh chóng
- Chuyên sâu về dòng xe của hãng: Cơ sở bảo dưỡng của hãng nào, đội ngũ kỹ thuật viên sẽ chuyên sâu về các dòng xe của hãng đó. Nhờ đó, chủ xe sẽ tránh được tình trạng hỏng bộ phận này nhưng thay bộ phận khác, giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Ưu điểm của bảo dưỡng ô tô ở gara bên ngoài
- Chi phí thấp: Sửa chữa ở bên ngoài có thể linh động từng công đoạn, vì vậy giảm thiểu được phí bảo dưỡng cho chủ xe.
- Đội ngũ nhân viên kinh nghiệm: Ở một số trường hợp, thợ ở gara bên ngoài có thể khắc phục được những lỗi mà thợ trong hãng hoàn toàn bất lực.
- Linh hoạt hơn trong khâu sửa chữa: Với gara ngoài, thay vì phải thay mới, chủ xe có thể yêu cầu nhân viên kỹ thuật sửa chữa linh kiện bị hỏng (nếu không ảnh hưởng đến vấn đề an toàn).
Trên đây là bài viết này giúp quý đọc giả tìm hiểu về những cột mốc bảo dưỡng ô tô theo số ODO. Và cũng là lời giải đáp cho các câu hỏi “Bảo dưỡng ô tô chi phí khoảng bao nhiêu? Nên bảo dưỡng trong hãng hay đơn vị ngoài?”.
- Giá lăn bánh Hyundai Accent 2019 kèm Thông số & Khuyến mãi 09/2024
- Hyundai Creta 2024 facelift đã lộ diện hoàn chỉnh về mọi mặt
- Những mẫu MPV 7 chỗ cỡ lớn trong tầm giá 1 – 2 tỷ VNĐ tại Việt Nam
- Thông số kỹ thuật và giá bán VinFast VF8 2023 mới nhất tháng 09/2024
- Giá xe Hyundai Stargazer 2023 tháng 09/2024 tại Việt Nam