Quá trình làm lại cavet (giấy chứng nhận đăng ký xe) ô tô có thể gây khó khăn và mất thời gian. Bài viết hướng dẫn chi tiết các thủ tục cần thiết, lưu ý quan trọng, giúp bạn hoàn thành việc làm lại cavet xe nhanh chóng và hiệu quả.
Một số kinh nghiệm làm lại cavet xe ô tô
Không phải ai cũng có kinh nghiệm làm lại cavet xe ô tô bởi không rành về các quy định của pháp luật trong vấn đề này và còn nhiều bỡ ngỡ khi thực hiện thủ tục. Để thuận tiện cho bạn trong quá trình chuẩn bị, bài viết dưới đây là tổng hợp kinh nghiệm của Anycar về thủ tục làm lại cà vẹt xe ô tô bạn hãy tham khảo ngay nhé.
1. Cavet xe là gì?
Đầu tiên chúng ta cần hiểu khài niệm Cavet xe ô tô là gì? Chắc hẳn đây là một trong số những câu hỏi mà nhiều người đang thắc mắc. Cavet xe có tên tiếng Anh là card vert, đây là giấy đăng ký xe bắt buộc và người sở hữu phương tiện phải có giấy này để chứng minh chiếc xe đó là của mình. Tên của cụm từ cavet xe bắt nguồn chính từ tướng Pháp và chữ gốc của nó là Card Vert nghĩa là tấm thẻ màu xanh.
2. Các trường hợp phải làm thủ tục làm lại cavet xe
Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định các trường hợp sau phải đổi lại, cấp lại cavet xe
- Xe cải tạo, xe thay đổi màu sơn
- Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký xe có thời hạn
- Giấy chứng nhận đăng ký xe bị mờ, rách nát
- Thay đổi các thông tin của chủ xe
- Chủ xe tự nguyện đổi giấy chứng nhận đăng ký xe cũ lấy giấy chứng nhận đăng ký xe mới
3. Hồ sơ xin cấp lại cavet xe ôtô bị mất
Theo Điều 15 Thông tư số 15/2014/TT-BCA, khi làm thủ tục cấp lại cavet xe ô tô bị mất thì bạn cần chuẩn bị những giấy tờ, tài liệu sau:
- Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu).
- Chứng minh nhân dân (CMND)/căn cước công dân (CCCD). Trường hợp chưa được cấp CMND hoặc nơi đăng ký thường trú ghi trong CMND không phù hợp với nơi đăng ký thường trú ghi trong giấy khai đăng ký xe thì xuất trình sổ hộ khẩu.
Khoản 5 Điều 9 Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định: “Người được ủy quyền đến đăng ký xe phải xuất trình CMND; nộp giấy ủy quyền có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc xác nhận của cơ quan, đơn vị công tác”.
Sau đó, nộp hồ sơ xin cấp lại đăng ký xe ôtô đến Phòng Cảnh sát giao thông theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 15/2014/TT-BCA.
Hồ sơ sẽ được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và tiến hành kiểm tra, xem xét. Nếu chưa đầy đủ giấy tờ hoặc không đúng thì cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lại hồ sơ hoặc yêu cầu người nộp đơn bổ sung tài liệu, thông tin còn thiếu.
4. Một số lưu ý khi làm thủ tục cấp lại cavet xe ô tô
– Một số nơi CSGT yêu cầu phải làm đơn cớ mất cavet xe và có công an địa phương xác nhận.
– Không bắt buộc phải mang xe đến để kiểm tra (trừ xe đã cải tạo, thay đổi màu sơn).
– Chủ xe có thể ủy quyền cho người khác làm thay. Người được ủy quyền phải có giấy ủy quyền của chủ xe được UBND cấp phường xã chứng thực hoặc cơ quan, đơn vị công tác xác nhận và xuất trình giấy chứng minh nhân dân (hoặc CCCD).
– Khi cấp lại giấy chứng nhận đăng ký bị mất thì giữ nguyên biển số 5 số. Nếu xe đang sử dụng biển 3 số hoặc 4 số thì đổi sang biển 5 số và phải nộp lại biển số cũ (Biển số mới được bấm ngẫu nhiên và cấp ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ; trường hợp chờ sản xuất biển số thì hẹn tối đa 7 ngày làm việc).
Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ đưa giấy hẹn trả cavet xe ôtô cho người có yêu cầu.
- Thời gian xin cấp lại cavet xe ôtô bị mất
- Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về trường hợp cấp lại cavet xe ô tô bị mất trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Lệ phí cấp lại cavet xe ôtô bị mất
Theo Thông tư số 229/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ:
- Trường hợp cấp lại cavet xe ôtô kèm theo biển số có lệ phí là 150.000 đồng/lần/xe đối với tất cả khu vực trong nước ta.
- Trường hợp cấp lại cavet xe ôtô không kèm theo biển số có lệ phí là 30.000 đồng/lần/xe đối với tất cả khu vực trong nước ta. Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể, mức phí có thể lên đến tối đa 20 triệu đồng (đối với ô tô).
6. Kinh nghiệm làm lại cavet xe
Các thông tin trong tờ khai phải được ghi đầy đủ, theo các giấy tờ đã có sẵn trước đó, về cả nhân thân và về cả chứng minh nhân thân của chủ xe.
Tùy trường hợp là chủ xe là người Việt Nam, người nước ngoài hoặc của tổ chức, cơ quan khác thì phải xuất trình giấy tờ phù hợp để tránh trường hợp đến nộp hồ sơ thì phải bổ sung.
Khi làm thủ tục đổi lại cà vẹt xe,bạn sẽ phải đưa xe đến kiểm tra nếu xe cải tạo và thay đổi màu sơn, hoặc tùy trường hợp mà cơ quan nhà nước có yêu cầu thì vẫn phải đưa lên kiểm tra.
Làm lại giấy tờ xe sẽ không cần phải thay đổi biển số xe nhưng trường hợp biển số cũ là biển 3 số hoặc 4 số hoặc khác hệ biển thì sẽ thực hiện tiến hành cấp đổi sang biển 5 số theo quy định.
Làm lại cavet xe ô tô tuy là thủ tục hành chính nhưng không quá phức tạp. Bằng việc chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, nắm rõ quy trình và các lưu ý quan trọng, bạn có thể hoàn thành thủ tục nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến giúp tiết kiệm thời gian, mang lại sự thuận tiện cho người dân.
- Xe bị chảy nhớt ở lốc máy là bị gì?
- 5 dòng xe Toyota đáng mua nhất tại thị trường ô tô Việt Nam
- ‘Bậc thầy sao chép’ ra mắt mẫu xe ga mới, nhái thiết kế Yamaha NMAX nhưng giá chỉ bằng 1 nửa
- Từ năm 2020 quên không tắt đèn pha tài xế bị phạt bao nhiêu?
- Những mẫu ô tô cũ giá rẻ khoảng 200 triệu đồng đáng mua