Lốp dự phòng (sơ cua) của ô tô có thể được xem như là một trang bị không thể thiếu của cánh tài xế cho mỗi chuyến đi. Chính vì sự cần thiết đó, nên các lốp sơ cua cũng đã có nhiều sự thay đổi nhằm phù hợp hơn với yêu cầu của người dùng. Nhưng bạn có biết lốp dự phòng ô tô luôn nhỏ hơn lốp chính không? Cùng Thongtinxe tìm hiểu dưới bài viết này nhé!
Lý do lốp dự phòng luôn nhỏ hơn lốp chính
Trong thực tế, lốp dự phòng ban đầu có kích thước bằng với lốp xe chính. Nhưng từ năm 2007 – 2014, số bánh xe sơ cua có kích thước nhỏ hơn bánh xe chính ngày càng gia tăng và nó đã chiếm đến 52% trong tổng số lượng ô tô trên thế giới và chủ yếu là ô tô con. Những lý do mà các chủ xe bắt đầu ưa chuộng sử dụng bánh xe dự phòng có kích thước nhỏ hơn có thể kể đến như: Giảm diện tích, dễ dàng thay thế,…cụ thể từng lợi ích như sau:
Giảm diện tích chỗ chứa
Những loại lốp dự phòng được thiết kế với kích cỡ nhỏ hơn, có thể giúp tối ưu và giảm diện tích chỗ chứa trên xe ô tô. Không gian hành lý và phần cốp xe, sẽ được tối đa và có nhiều hơn chỗ chứa các vật dụng khác.
Dễ dàng thay thế hơn
Khi phải sử dụng đến lốp dự phòng, tức là các chủ xe bắt buộc phải làm trong trường hợp xe gặp sự cố giữa đường mà không tìm được nơi sửa chữa. Với kích thước lốp nhỏ hơn, người sửa chữa sẽ có thể di chuyển, nâng hạ một cách dễ dàng hơn. Góp phần giảm thiểu thời gian, sức lực cho người thực hiện công việc thay thế lốp xe đang gặp vấn đề.
Ngoài ra, kích thước nhỏ hơn thì chi phí sản xuất cũng rẻ hơn so với lốp to. Nhờ đó các hãng xe sẽ tiết kiệm chi phí, đồng thời giá xe cũng sẽ dễ tiếp cận hơn cho người dùng. Đây chính là những lý do tại sao lốp dự phòng ô tô luôn nhỏ hơn lốp chính.
Chủ xe chú trọng hơn trong việc bảo dưỡng xe
Việc thiết kế kích thước lốp dự phòng nhỏ hơn cái chính cũng góp phần nhắc nhở các chủ xe chú trọng hơn vào bảo dưỡng và sớm ghé gara hoặc cơ sở bảo dưỡng để vá hoặc thay cái mới.
Sở dĩ có điều đó là vì lốp nhỏ hơn sẽ có khả năng bám đường và chịu tải thấp hơn, nên tài xế chỉ có thể điều khiển phương tiện ở mức tối đa là 80km/h, kèm thêm một số yếu điểm mà chúng mang lại. Khiến hành trình của người lái và người ngồi trên xe sẽ không được thoải mái. Và bắt buộc tài xế cần phải thay thế bằng loại lốp xe phù hợp.
Thêm vào đó, khi lốp chính và dự phòng có kích thước bằng nhau, sẽ khiến hiện tượng “lười” bảo dưỡng lốp xuất hiện nhiều hơn ở các chủ xe.
Quy trình thay thế lốp xe dự phòng
Khi nhận thấy dấu hiệu xe gặp vấn đề về lốp xe, tài xế cần bình tĩnh điều khiển xe vào nơi có thể dừng đỗ, làn khẩn cấp. Tiếp sau khi đã đậu xe vào nơi an toàn, người điều khiển phương tiện cần bật đèn cảnh báo cho các phương tiện phía sau, về số P, kéo phanh/thắng tay.
Sau khi thực hiện các điều này, chủ xe có thể xuống xe, dùng vật cản chèn bánh xe và thực hiện các bước thay thế như sau:
Chuẩn bị lốp dự phòng và tháo bánh xe hư hỏng
Ngoài việc trang bị lốp dự phòng có sẵn trong xe, chủ xe cũng nên có thêm một bộ dụng cụ gồm kích, cờ-lê, mỏ-lết,…và tiến hành hạ lốp xe dự phòng đến vị trí bánh xe bị hỏng để có thể thuận tiện hơn trong việc sửa chữa.
Tiếp theo đó, chủ xe thực hiện từng bước sửa chữa như sau:
- Đặt kích xe vào phần gầm cạnh trục bánh xe bị thủng (phần gờ của gầm xe phải lọt vào rãnh của kích) và thực hiện việc kích xe lên.
- Để có thể đảm bảo an toàn, đặt nằm ngang lốp xe dự phòng vào rãnh gầm xe, phòng trường hợp bị sập kích.
- Tháo nắp đậy trục bánh xe (nếu có) và sau đó tiến hành tháo bu-lông khỏi la-zăng.
- Khi tháo bu-lông, cần vặn ngược chiều kim đồng hồ và thực hiện tháo theo tuần tự hình ngôi sao.
- Tháo hết các đai ốc đã được nới lỏng, đặt ở nơi dễ thấy và dễ lấy
Lắp lốp dự phòng
Sau khi đã tháo được lốp cũ bị hư hỏng ra ngoài, bạn cần tiến hành gắn lốp mới vào đúng vị trí. Tiếp theo đó, thực hiện việc vặn chắc các đai ốc theo tuần tự theo hình ngôi sao lúc, giống như khi tháo ra.
Sau đó, hạ kích cho bánh xe tì xuống mặt đường đủ chắc để nhận biết bu-lông được siết vừa đủ lực. Bạn có thể nhận biết bằng âm thanh “tạch tạch” trên thân bu-lông. Tiếp đó, nâng kích lại một lần nữa, xoay bánh xe để kiểm tra bánh xe có gặp vấn đề gì không. Nếu bánh xe quay êm và đều thì có thể hạ kích, lắp lại nắp đậy trục bánh xe, thu dọn dụng cụ và tiếp tục lưu thông.
3 điều cần lưu ý khi dùng lốp dự phòng ô tô
Tốc độ chạy xe khi đã lắp lốp dự phòng
Vì lý do không tương đồng về kích thước, nên khi di chuyển trên đường, các chủ xe cũng cần hết sức lưu ý tốc độ của xe khi tham gia giao thông với xe đang dùng lốp dự phòng.
Theo các nhà sản xuất, với lốp dự phòng có kích thước nhỏ hơn lốp xe chính, người điều khiển ô tô chỉ nên cho xe chạy với tốc độ tối đa là 80km/h. Còn theo những tài xế ô tô dày dặn kinh nghiệm cho biết, xe chỉ nên chạy tối đa 50 – 60 km/h khi đã lắp bánh xe dự phòng.
Vì khi chạy nhanh hơn, lốp dự phòng có kích thước nhỏ hơn lốp chính sẽ bộc lộ rõ những khuyết điểm như: rung lắc, dễ bị hư hỏng khi chạy ở tốc độ cao,…
Chỉ nên là một phương án tạm thời
Lợi ích của lốp xe dự phòng là điều không thể bàn cãi, tuy nhiên đây chỉ nên xem là một giải pháp tạm thời trong tình thế khẩn cấp. Chủ xe nên thay thế một bánh xe có cùng kích thước và chất lượng với lốp chính ngay khi có thể, để có được một sự an toàn tối đa cho những chuyến đi.
Thay thế sau một khoảng thời gian lưu trữ
Lốp dự phòng ô tô cũng sẽ phải có thời hạn sử dụng nhất định. Thông thường, loại lốp này làm bằng chất liệu cao su, sẽ có tuổi thọ khoảng 5-6 năm kể từ ngày sản xuất. Sau thời hạn này, chủ xe nên thay thế một chiếc mới tại các gara và đơn vị bảo dưỡng ô tô uy tín.
Tuyệt đối không nên dùng những loại lốp dự phòng ô tô có tuổi thọ quá 10 năm, vì chúng không đảm bảo chất lượng và cũng là để đảm bảo sự an toàn của người lái, cũng như những hành khách trên xe.
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc lý do lốp dự phòng luôn nhỏ hơn lốp xe chính. Kèm thêm những bước thay thế lốp xe khi gặp vấn đề và những lưu ý khi cần đó về lốp xe dự phòng. Thongtinxe chúc bạn đọc luôn có những chuyến đi thoải mái và an toàn!