Làm gì khi xe ô tô bị cháy giữa đường?

N.Huy
23/03/24
Lượt xem : 54 view
Rate this post

Những điều cần làm khi ô tô bị cháy trên đường

Khi phát hiện các dấu hiệu xe ô tô có khói hoặc có lửa bạn cần xử lý theo những cách sau đây:

Những điều cần làm khi ô tô bị cháy trên đường

Bình tĩnh

Khi có sự bình tĩnh sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định và phán đoán sáng suốt nhất, đồng thời xác định được những điều cần làm phù hợp với tình hình thực tế đang diễn ra bên trong và bên ngoài xe. 

Di chuyển xe vào sát lề đường

Làm gì khi xe ô tô bị cháy giữa đường?

Nếu đang lái xe mà bạn phát hiện trên xe có khói hoặc có lửa thì bạn cần đưa xe vô lề và tắt ngay khóa điện để tạm ngưng việc bơm xăng của động cơ. Sau đó đưa mọi người có trên xe cùng đồ đạc ra nơi an toàn trước.

Gọi ngay cho PCCC

Gọi ngay cho số 114 và cung cấp vị trí hoặc địa chỉ gặp sự cố chính xác để bên đội PCCC tiếp cận hiện trường một cách nhanh nhất, hô hoán để nhờ sự giúp đỡ của người dân xung quanh.

Dập lửa

Hãy cùng mọi người xung quanh sử dụng các cách có sẵn như là: dùng bình chữa cháy trên xe, cát, vải thấm nước,…để dập lửa trong khi đội chữa cháy chưa tới hiện trường. Dù khả năng dập được ngọn lửa ít hay nhiều cũng điều tăng cơ hội cứu chiếc xe của bạn rất nhiều và sau khi dập được lửa bà cần liên hệ với phía bảo hiểm để thương lượng và giải quyết hậu quả.

Làm gì khi xe ô tô bị cháy giữa đường?

Bảo hiểm có bồi thường xe bị cháy nổ hay không?

Xe bị hư do cháy nổ có thể được bồi thường nếu đã mua bảo hiểm và các khoản bồi thường như sau:

Bồi thư­ờng tổn thất xe

Trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm của mình, Công ty bảo hiểm có thể lựa chọn hình thức thanh toán chi phí thực tế để sửa chữa, thay thế (nếu không thể sửa chữa đư­ợc) bộ phận bị tổn thất, hoặc trả bằng tiền cho Chủ xe – có thể trả cho đơn vị sửa chữa bằng hình thức bảo lãnh cho chủ xe – để bù đắp tổn thất trên cơ sở xác định đư­ợc chi phí sửa chữa, khắc phục tổn thất có thể phải trả.

Bồi th­ường tổn thất bộ phận

Nếu xe tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm bằng hoặc trên giá trị thực tế của xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm thì bảo hiểm bồi thư­ờng đúng chi phí thực tế sửa chữa, khắc phục tổn thất.

Nếu xe tham bảo hiểm với số tiền bảo hiểm d­ưới giá trị thực tế tại thời điểm tham gia bảo hiểm thì số tiền bồi thư­ờng được tính theo thiệt hại thực tế nhân với tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị thực tế của xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm.

Trong quá trình sửa chữa xe đ­ược bảo hiểm, nếu không thể sửa chữa được thì phải thay thế mới bộ phận, phụ tùng đó. Số tiền bồi thường cho việc thay thế bộ phận, phụ tùng đó tối đa không vư­ợt quá giá trị thực tế của bộ phận đó theo giá thị trường.

Công ty bảo hiểm bồi th­ường toàn bộ chi phí sơn (Bộ phận hoặc sơn lại toàn bộ xe) nếu trên 50% diện tích phải sơn bị hư hỏng do tai nạn gây ra theo cách tính bồi thường.

Bồi thường toàn bộ tổn thất

Đối với xe bị tổn thất được xác định thiệt hại trên 75% giá trị thực tế hoặc khi giá trị sửa chữa, phục hồi hợp lý bằng hoặc trên 75% giá trị thực tế của xe tại thời điểm ngay trước khi xảy ra tổn thất và không vượt quá số tiền bảo hiểm.

Kinh nghiệm phòng tránh cháy nổ trên xe ô tô

Để không phải đối diện với những hiểm nguy của tình trạng cháy xe hơi, bảo vệ tính mạng bản thân và tài sản thì bạn cần chú ý những điều sau đây để phòng tránh cháy nổ xe ộ tô: 

Bảo dưỡng xe theo định kỳ

Làm gì khi xe ô tô bị cháy giữa đường?

Kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô đó là bạn cần đưa xe tới hãng hoặc các garage uy tín để kiểm tra nhằm phát hiện xe các hư hỏng và kịp thời khắc phục để không xảy các việc đáng tiếc.

Chú ý tới nhiệt độ của ô tô

Bạn cần phải chú ý tới nhiệt độ của xe vì chỉ cần nhiệt độ của xe trở nên quá nóng hay quá lạnh bất thường đều có thể khiến xe bị chập điện dẫn đến cháy nổ.

Không tự ý thay thế phụ kiện, nhiên liệu

Bất kể việc các nhiên liệu hay các thiết bị có giá thành rẻ hơn, sẽ giúp bạn tiết chi phí đáng kể hơn so với việc mua hàng chính hãng. Nhưng bù lại, tình trạng xe sẽ diễn biến tệ hơn, tính mạng của bạn sẽ bị đe dọa, nên hãy cân nhắc trước khi tự ý thay thế phụ kiện và nhiên liệu cho xe khác với ban đầu.

Nếu bạn muốn thay thế hay nâng cấp, cần phải tìm hiểu kỹ nguồn gốc, xuất xứ, chức năng của các thiết bị đó xem xét nó có thật sự phù hợp với chiếc xe của bạn hay không.

Trang bị các vật dụng chữa cháy trên xe

Bạn cần trang bị các vật dụng như: búa thoát hiểm, bình chữa cháy, nước,… trên xe để phòng chống các trường hợp xấu có thể xảy ra và cần đến các vật dụng đó. Phải để chúng ở các vị trí dễ thấy và dễ lấy nhất khi cần dùng đến.

Làm gì khi xe ô tô bị cháy giữa đường?

Điều chỉnh thói quen

Bạn nên tắt hết các thiết bị sử dụng điện khi không cần sử dụng tới. Cần tránh để các món đồ dễ gây cháy như bình ga, bật lửa, bình nước hoa… do đây là những đồ dùng “nhạy cảm” khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Hy vọng với những gì mà Anycar vừa chia sẻ đã thật sự giúp bạn an tâm hiểu rõ dấu hiệu cháy xe ô tô, cách xử lý khi cháy xe ô tô và cách phòng chống cháy nổ xe ô tô.