Trong hành trình đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa qua các tỉnh thành, không ít lần các lái xe phải vượt qua các trạm thu phí. Đây là nơi thực hiện thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đối với các phương tiện tham gia giao thông. Tuy nhiên, không phải tài xế nào cũng hiểu rõ và nắm chắc kinh nghiệm khi đi qua các trạm thu phí.
Điển hình có thể kể đến như đi ô tô vào làn xe máy, bối rối khi hệ thống ETC trục trặc, đi vào làn thu phí tự động (ETC) khi không dán thẻ, tài khoản ETC không đủ số dư… đều có thế khiến các tài xế bối rối và lo lắng. Vậy làm thế nào để tránh những lỗi này?
Ở bài viết này, tôi sẽ đem đến cho bạn những thông tin mà tôi tổng hợp được nhằm giúp bạn tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi trên, những kinh nghiệm cũng như cách phòng tránh những sai lầm khi đi qua trạm thu phí.
- Trạm thu phí tự động ETC là gì?
- Kinh nghiệm lái xe qua trạm thu phí tự động ETC
- Đảm bảo nạp đủ tiền trong tài khoản ETC
- Cách xử lý khi gặp sự cố hệ thống thu phí
- Chú ý điều chỉnh tốc độ
- Giữ khoảng cách an toàn
- Không dừng đỗ quá lâu gần trạm thu phí
- Làn thu phí không dừng ETC đem lại lợi ích gì?
- Một số lưu ý khi đi qua trạm thu phí tự động ETC
- Những câu hỏi thường gặp
1Trạm thu phí tự động ETC là gì?
ETC (Electronic Toll Collection) là hệ thống thu phí tự động sử dụng công nghệ hiện đại để nhận diện phương tiện và trừ tiền vào tài khoản giao thông. Từ đó, tài xế không cần dừng lại thanh toán phí mà thay vào đó chỉ cần giảm tốc độ khi đến gần làn để hệ thống tự động nhận diện và thực hiện thu phí.
Các xe sau khi đăng ký ETC sẽ được cấp thẻ định danh có chứa thông tin về xe, chủ xe và tài khoản thông tin giao thông. Khi đi qua đến gần trạm, công nghệ điện tử RFID sẽ nhận dạng và theo dõi thẻ được dán ở trước kính lái. Hệ thống sau đó sẽ tự động trừ số tiền tương ứng với mức phí của trạm từ tài khoản giao thông của chủ phương tiện.
Tiền phí trong thẻ có thể được chủ xe nộp trực tiếp tại các điểm dịch vụ hóa đơn, các điểm dịch vụ VDTC/VETC hoặc qua các ví điện tử.
2Kinh nghiệm lái xe qua trạm thu phí tự động ETC
Nhiều tài xế khi mới tham gia trạm thu phí tự động ETC hẳn không ít lần phải bối rối trước những tình huống bất ngờ và chưa có kinh nghiệm để xử lý. Để hạn chế gặp phải, tài xế điều khiển phương tiện giao thông có thể tham khảo ở phần trình bày sau:
#1. Đảm bảo nạp đủ tiền trong tài khoản ETC
Hiện nay người tham gia giao thông có thể đăng ký VDTC (thẻ Etag) hoặc VETC (thẻ ePass). Tài khoản của hai loại thẻ này luôn cần có đủ tiền để thanh toán, vì thế người dùng nên thường xuyên kiểm tra và tính toán tuyến hành trình để chuẩn bị đủ tiền trong tài khoản.
Trong trường hợp người dùng quên không đủ số dư khi đi vào làn thu phí tự động ETC hoặc bị lỗi nạp tiền mà chưa vào tài khoản, người điều khiển sẽ được nhân viên trạm hướng dẫn di chuyển sang làn mua vé bằng tiền mặt để có thể tiếp tục di chuyển.
Một số chủ phương tiện đã lợi dụng việc không dừng để cho xe đi qua làn ETC dù không có tài khoản hoặc có tài khoản nhưng không đủ tiền thanh toán. Hành vi này không chỉ gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông mà còn làm thất thu cho nhà nước.
Bên cạnh đó theo điểm c Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định sẽ xử phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi:
“Điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng (xe không gắn thẻ đầu cuối hoặc gắn thẻ đầu cuối mà số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả khi qua làn thu phí điện tử tự động không dừng) đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí;”
Vì thế để tránh bị xử phạt và đảm bảo quá trình di chuyển được suôn sẻ, người điều khiển nên chuẩn bị đầy đủ thẻ đăng ký định danh và tiền trong tài khoản.
#2. Cách xử lý khi gặp sự cố hệ thống thu phí
Hệ thống vận hành cũng sẽ có lúc gặp sự cố, điển hình là người dùng có đầy đủ thẻ định danh và tài khoản thanh toán đủ tiền nhưng hệ thống thu phí gặp sự cố không thể thanh toán hoặc trừ tiền nhiều lần.
Những lúc này, tài xế cần giữ bình tĩnh và điều khiển xe vào làn đường khẩn cấp, thông báo với BOT để có thể kiểm tra lại và mở thanh chắn barrier để tiếp tục di chuyển, vì ở trường hợp hệ thống lỗi không thu được tiền các nhà cung cấp dịch vụ sẽ không thu tiền mặt mà thay vào đó sẽ trừ tiền trong tài khoản Etag/ePass sau khi hệ thống hoạt động bình thường.
Còn trong trường hợp bị trừ tiền hai lần, tài xế có thể liên hệ tổng đài nhà cung cấp dịch vụ, cung cấp hình ảnh giao dịch để được kiểm tra và hoàn tiền vào tài khoản giao thông.
Đọc thêm: 12 thói quen lái xe ô tô xấu mà người lái cần tránh
#3. Chú ý điều chỉnh tốc độ
Nhằm đảm bảo an toàn khi qua trạm thu phí không dừng, VETC khuyến nghị các tài xế nên giữ tốc độ dưới 30km/giờ không chỉ để đảm bảo an toàn mà còn giúp hệ thống thu phí dễ dàng và chính xác đọc mã số đinh danh trên xe. Bên cạnh đó, các tài xế cũng nên để chân rà sẵn phanh để phòng tránh những va chạm không đáng có trong trường hợp hệ thống bị lỗi kỹ thuật hoặc lỗi thanh toán xảy ra.
Thông thường, trước khi vào trạm thu phí sẽ có biển báo giới hạn tốc độ. Do đó, các phương tiện đi qua khu vực này cần quan sát và duy trì tốc độ cho phép.
#4. Giữ khoảng cách an toàn
Để việc lưu thông an toàn, cũng như tránh va chạm giữa các phương tiện dừng đỗ khi đi qua trạm thu phí, các trạm thu phí đều lắp đặt biển báo “cự ly tối thiểu giữa hai xe”.
Khoảng cách tối thiểu này có thể thay đổi tùy theo từng trạm, nhưng thường dao động từ 10-15m. Nhiều trường hợp tài xế di chuyển sát đuôi xe phía trước làm cho tầm nhìn bị hạn chế, hệ thống không thế nhận diện được thẻ định danh, từ đó dẫn tới tình trạng xe đang chạy thì thanh chắn barrier đóng lại khiến cho kính xe bị hỏng. Vì thế duy trì khoảng cách an toàn khi di chuyển không chỉ giúp hạn chế va chạm khi phanh gấp mà còn giúp hệ thống nhận diện phương tiện hoạt động hiệu quả hơn.
Theo đó, còn tránh bị xử phạt bởi quy định của pháp luật, tài xế không thực hiện đúng quy định về cự ly tối thiểu giữa hai xe khi dừng đỗ ở trạm thu phí sẽ bị xử phạt hành chính từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. (điều 1 khoản 3 tại Điểm 1 Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019.).
#5. Không dừng đỗ quá lâu gần trạm thu phí
Để giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông và đảm bảo điều kiện giao thông thông suốt, an toàn tại các trạm thu phí BOT, các chủ đầu tư đã lắp đặt biển báo “cấm dừng xe quá 5 phút” cách cabin thu phí khoảng 50 mét. Vì thế, người tham gia giao thông để tránh những nguy hiểm và tuân thủ quy định đưa ra thì nên hạn chế dừng đỗ quá lâu gần trạm thu phí nếu không có việc gì quá cấp thiết.
3Làn thu phí không dừng ETC đem lại lợi ích gì?
Làn thu phí tự động ETC ngày càng được xây dựng nhiều trên các tuyến dài ở Việt Nam, việc này không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho người tham gia giao thông mà còn ở nhiều khía cạnh khác:
- Đối với người tài xế: Không cần phải dừng lại để tiến hành thanh toán bằng tiền mặt, từ đó giảm tình trạng ùn tắc giao thông, tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc di chuyển. Bên cạnh đó, việc di chuyển liên tục giảm khí thải CO2 do xe không phải dừng chờ, tiết kiệm nhiên liệu và tăng tuổi thọ của động cơ. Đồng thời cách thức đăng ký và có thể theo dõi giao dịch thu phí một cách dễ dàng, thuận tiện.
- Đối với nhà đầu tư BOT: Tiết kiệm chi phí nhân viên, bảo trì, không cần phải in vé giúp bảo vệ môi trường. Giảm tình trạng thất thoát và tăng tỷ lệ thu phí.
- Đối với cơ quan nhà nước: Nâng cao hiệu quả quản lý, ổn định trật tự giao thông, cải thiện an toàn giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giao thông và hệ thống hạ tầng giao thông được phát triển.
4Một số lưu ý khi đi qua trạm thu phí tự động ETC
Để tránh bị xử phạt cũng như quá trình di chuyển diễn ra thuận tiện và suôn sẻ, người dùng khi đi qua trạm thu phí tự động ETC nên lưu ý một số điều sau:
- Để có thể sử dụng dịch vụ thu phí không dừng, người dùng cần đăng ký tại các điểm cung cấp dịch vụ hoặc trạm thu phí gần nhất và dán thẻ đầu cuối ở vị trí máy quét dễ dàng nhận thông tin. Thẻ sau khi bị gỡ ra sẽ không thể dán lại và sử dụng lại được vì bị vô hiệu hóa và mất thông tin, vì thế lúc này bạn nên làm lại thẻ.
- Luôn đảm bảo số dư trong tài khoản thẻ thanh toán, để chắc chắn hơn người dùng có thể nộp hơn hạn mức quy định của một lần giao dịch qua trạm.
- Quá trình thu phí có thể diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và an toàn, người điều khiển nên tuân thủ tín hiệu đèn giao thông, thanh chắn và làm theo hướng dẫn của nhân viên điều hành tại trạm.
- Thẻ được dán dưới lớp tấm cách nhiệt có thể bị hạn chế bởi hệ thống máy đọc sử dụng tia quét chuyên dụng khó có thể xuyên qua lớp film gây cản trở cho quá trình nhận diện.
- Các nhà cung cấp dịch vụ ePass và VETC đã thống nhất trừ tiền offline (trừ tiền sau), sau khi hệ thống được hiệu chỉnh và vận hành bình thường trong trường hợp hệ thống bị lỗi, vì thế người dùng không nên nộp tiền mặt khi gặp tình huống này.
- Bên cạnh đó khi phát hiện các trường hợp mạo danh, trừ tiền bất hợp lý, hãy liên hệ với chủ đầu tư hoặc nhà cung cấp dịch vụ để được kiểm tra và giải quyết.
Có thể thấy, kinh nghiệm lái xe qua trạm thu phí tự động ETC mà DailyXe chia sẻ trên đây không có gì quá khó, hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về ETC cũng như tuân thủ đúng các quy định được đặt ra.
5Những câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về chủ đề “Lái xe qua trạm thu phí tự động ETC” mà nhiều bạn đọc có thể quan tâm và theo dõi.
——————————————————–
- Chery Tiggo 4 Pro 2024: Kích Thước, Động Cơ, Tiện Nghi & An Toàn
- Toyota Corolla Altis 2020 đã xuất hiện tại thị trường Việt Nam
- Volvo XC60 T8 Recharge 2023: Đánh giá chi tiết và cập nhật giá bán mới nhất
- Phụ nữ nên học bằng lái ô tô B1 hay B2 thì phù hợp?
- Giá bán Kia Sorento Hybrid 2023: Thông số & Hình ảnh (ALL-NEW) 11/2024