Kinh nghiệm bảo dưỡng ô tô lần đầu là điều mà các chủ xe cần phải có, đặc biệt là người sở hữu xe mới. Và việc thực hiện bảo dưỡng ô tô định kỳ, bảo dưỡng xe lần đầu là những điều cần hết sức phải lưu ý. Vậy bảo dưỡng ô tô như thế nào là hợp lý? Quy trình và thời gian đi bảo dưỡng ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết ngay sau đây
Mốc bảo dưỡng ô tô lần đầu cho từng hạng mục
Để đảm bảo xe ô tô của bạn luôn hoạt động ổn định, bền lâu và không xảy ra hư hỏng gì trong quá trình di chuyển thì việc bảo dưỡng xe ô tô theo định kỳ là vô cùng quan trọng. Dưới đây là quy trình bảo dưỡng ô tô và chi phí bảo dưỡng xe ô tô chuẩn nhất tại gara ô tô uy tín
Thông thường lịch bảo dưỡng ô tô phân ra nhiều cấp khác nhau dựa theo số km di chuyển như: 5000km, 10.000km, 20.000km, 40.000km….Tuy nhiên, tuỳ từng loại xe sẽ có lịch bảo dưỡng khác nhau. Bạn có thể tìm kiếm thông tin này trong sách hướng dẫn kèm theo xe. Theo khuyến cáo của các hãng xe, hầu hết các dòng xe đều cần chú trọng đến việc bảo dưỡng định kỳ.
Bảo dưỡng ô tô mốc 5.000km
Mức 5.000 km là mốc bảo dưỡng đầu tiên. Ở lần bảo dưỡng này, xe sẽ được kiểm tra xem có ổn định hay không. Sau đó tiến hành thay dầu máy bởi dầu lần đầu có thể bị dính nhiều vụn kim loại từ các bộ phận trên xe. Ngoài ra, các bộ phận khác cũng được kiểm tra và vệ sinh như: thay dầu, kiểm tra lọc dầu máy, đệm bulong xả dầu máy (nếu có)…
Bảo dưỡng xe ô tô mốc 10.000km
Ở mức bảo dưỡng này, ngoài việc thay dầu thì xe cũng cần thay cả lọc dầu. Bởi lọc dầu là nơi ngăn cản các chất bẩn trước khi dầu vào động cơ, vì vậy cặn bẩn bám ở lọc dầu là chủ yếu.
Bảo dưỡng xe ô tô mốc 20.000km
Sau 20.000 km các bộ lọc như lọc dầu, lọc gió điều hòa, lọc gió động cơ,… sẽ đều bị bám bẩn khá nhiều. Ở mức này xe của bạn sẽ được thay thế lọc mới, đảm bảo hoạt động cho động cơ đồng thời tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn.
Lần bảo dưỡng này, xe của bạn cũng sẽ được vệ sinh hệ thống điều hòa, dàn lạnh, đảo lốp, cân bằng động, cân chỉnh góc đặt bánh xe…
Bảo dưỡng xe ô tô mốc 40.000km
Các công việc cần thực hiện trong lần bảo dưỡng 40.000 km sẽ tương tự cấp 20.000 km nhưng cần lưu ý: thay lọc nhiên liệu, dầu phanh, dầu vi sai, dầu ly hợp, thay dầu hộp số, dầu trợ lực, dây cua roa, nước mát, bảo dưỡng máy đề, máy phát, họng hút bướm ga, tu bô tăng áp…
Các công việc cần thực hiện trong lần bảo dưỡng 40.000 km sẽ tương tự cấp 20.000 km nhưng cần lưu ý: thay lọc nhiên liệu, dầu phanh, dầu vi sai, dầu ly hợp, thay dầu hộp số, dầu trợ lực, dây cua roa, nước mát, bảo dưỡng máy đề, máy phát, họng hút bướm ga, tu bô tăng áp…
Bảo dưỡng ô tô mốc 80.000km
Sau một khoảng thời gian hoạt động khá dài, xe của bạn cần thay thế các loại dầu và dung dịch làm mát. Bên cạnh đó đây cũng là thời điểm cần xem xét đến việc thay thế các bộ phận như má phanh, bugi,… kiểm tra các vấn đề liên quan đến lốp, động cơ, kiểm tra và thay thế các loại phớt đầu trục cơ, phớt bơm dầu, phớt cam, bi tỳ dây curoa, bi tăng dây curoa cam…
Xem thêm: Những sai lầm cần tránh khi bảo dưỡng xe ô tô
Tìm hiểu quy trình bảo dưỡng xe ô tô cơ bản
Việc bảo dưỡng xe theo định kỳ là vô cùng quan trọng, được thực hiện sau khi xe bạn đã đi đạt mức km quy định. Tuy nhiên, mỗi hãng xe khác nhau sẽ có yêu cầu bảo dưỡng khác nhau, chính vì thế việc theo dõi, nắm bắt thông tin bảo dưỡng là rất quan trọng. Sau đây là quy trình bảo dưỡng xe ô tô cơ bản các bạn có thể tham khảo:
Kiểm tra lọc nhớt
Mỗi lần thay nhớt, xe đều được gắn bộ đếm số km để tính mức nhớt. Khi đi hết số km định sẵn, xe sẽ phát tín hiệu báo thiếu nhiên liệu cho chủ nhân khiến máy móc trên xe khó vận hành. Lúc này, chủ xe nên đưa xe đến gara để bảo dưỡng ô tô và kiểm tra lọc nhớt.
Lưu ý nhớt tra vào xe phải đúng chủng loại, đúng hãng, theo yêu cầu của khách hàng hoặc yêu cầu của trung tâm sửa chữa. Không nên đổ thêm nhớt kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong và máy móc của xe.
Vệ sinh lọc gió động cơ
Trong số các linh kiện ô tô, lọc gió động cơ đóng vai trò quan trọng giúp lọc sạch không khí trước khi hòa trộn với nhiên liệu đi vào buồng đốt. Khi lọc gió bị rách, bụi bẩn có thể lọt qua và ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống động cơ, gây hư hỏng máy móc. Nếu có quá nhiều bụi bẩn trong bộ lọc không khí, không khí sẽ bị chặn và không thể đi qua, dẫn đến việc không không khí để hòa trộn với nhiên liệu. Vì vậy, bạn cần bảo dưỡng ô tô thường xuyên và kiểm tra lại bộ lọc sau một thời gian dài sử dụng.
Theo kinh nghiệm của các chuyên gia bảo dưỡng ô tô, sau 50.000 km, chủ xe nên thay lọc gió để đảm bảo không khí luôn sạch khi đi vào động cơ.
Vệ sinh lọc gió máy lạnh
Ngoài lọc gió động cơ, lọc gió máy lạnh cũng có ảnh hưởng lớn đến tình trạng không khí trong xe. Một khi lọc gió bị bẩn sẽ khiến không khí trong xe tràn ngập mùi khó chịu, thậm chí là các chất độc hại gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Bởi cơ chế hoạt động của bộ phận này là lọc không khí bên ngoài trước khi vào trong xe qua dàn lạnh.
Trong gara, nhân viên sẽ tháo và vệ sinh lưới lọc máy lạnh. Nếu quá bẩn, nhân viên sẽ tư vấn cho khách hàng thay cái mới. Bạn nên thay lọc gió sau 15.000 – 20.000 km hoặc sớm hơn do điều kiện đường xá nhiều bụi bẩn như hiện nay.
Kiểm tra phanh xe
Có thể nói hệ thống phanh là bộ phận chịu nhiều áp lực và hoạt động vất vả nhất trên ô tô. Nếu phanh bị bẩn thì nên vệ sinh sạch sẽ để tránh làm xước đĩa và tăng độ ma sát trong quá trình phanh. Trong trường hợp phanh bị mòn quá mức, chủ xe nên thay phanh kịp thời để đảm bảo hiệu quả của hệ thống phanh. Lưu ý nên thay loại phanh phù hợp với xe để đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
Kiểm tra lọc xăng, các chất dung dịch khác của từng bộ máy trên xe. Dầu hộp số, dầu trợ lực lái, dầu thắng, dầu rửa kính chắn gió và các mức nước làm mát đều cần được kiểm tra kỹ lưỡng về số lượng và chất lượng để đảm bảo hiệu suất tối ưu của xe.
Hãy luôn bảo dưỡng xe ô tô theo định kỳ để đảm bảo chiếc xe của bạn luôn hoạt động trơn tru. Với chi phí bảo dưỡng không quá cao các bạn hãy tìm kiếm đến các địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng dịch vụ làm tốt nhất nhé.
- Toyota Corolla Altis và Mazda 3 phiên bản mới 2020 sẽ cập bến Việt Nam trong thời gian tới
- Thông số kỹ thuật Hyundai Kona: Kích thước, Động Cơ & An Toàn
- Thông số kỹ thuật Mitsubishi Xpander: Kích thước, An toàn & Động cơ
- Các phiên bản xe Hyundai i10 & nên chọn bản nào tốt nhất?
- Mua bán xe từ ngày 15/08/2023 cần lưu ý điều gì?