Phanh xe là một trong những bộ phận quan trọng và cần phải chăm sóc đặt biệt trước khi bạn có ý định đi xa, nhất là di chuyển trên những cung đường ngoằn ngoèo, đồi dốc, trong những tình huống cấp bách nhất chính phanh xe là bộ phận bảo vệ cho sự an toàn của bạn và các hành khách trên xe, chính vì lẽ đó việc kiểm tra và bảo dưỡng phanh xe là kiến thức thiết yếu dành cho các lái xe, hãy cùng thongtinxe tìm hiểu nhé.
Hướng dẫn kiểm tra và bảo dưỡng phanh xe hơi
1. Chú ý quan sát hệ thống phanh trong lúc lái xe hơi
Trong quá trình di chuyển trên xe ô tô, các tài xế nên chú ý quan sát xem hệ thống phanh xe có đang hoạt động tốt hay không và việc làm này cần hình thành nên một thói quen bởi phanh xe là bộ phận rất quan trọng, đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ tính mạng cho bạn và các hành khách trên xe, hãy chú ý đến những điểm này:
– Khi đang lưu thông mà đạp phanh cảm thấy xe bị rung hoặc tay lái bị lắc thì xe đang báo cho bạn biết hãy nhanh chóng đi thay đĩa phanh hoặc đĩa phanh của bạn đã làm việc quá nhiều dẫn đến mặt đĩa bị mòn và bạn cần phải đi tráng mặt đĩa lại.
– Tinh tế lắng nghe xem xế cưng của mình đang gặp phải vấn đề gì về phanh, một trong những dấu hiệu đó là tiếng ken két do kim loại ma sát vào nhau điều này cho thấy bố thắng của bạn đã mòn và không còn sử dụng được nữa, hãy nhanh chóng đi thay tránh dẫn đến nhiều hư hại nghiêm trọng hơn.
– Đơn giản hơn, khi đạp phanh và không nhận được tín hiệu là xe đang dừng lại khiến bạn phải dí sát phanh vào sàn xe thì lúc này mới có tác dụng, đây là dấu hiệu cho thấy phanh xe đang thiếu dầu thắng hoặc dầu thắng đủ nhưng bị rò rỉ ra bên ngoài.
2. Kiểm tra dầu thắng xe
Những lúc rảnh rỗi hoặc chuẩn bị cho một chuyến đi chơi xa thì ngoài chuẩn bị quần áo dụng cụ cá nhân đầy đủ bạn cũng cần phải chăm sóc cho xế cưng của mình một chút nhé.
Hãy mở nắp capo ra để xem thử lượng dầu thắng tích trữ bên trong đã đầy đủ chưa, nếu chưa thì có thể châm thêm, thông thường thì các hộp chứa dầu nhớt sẽ được thiết kế để bạn có thể dễ dàng quan sát và kiểm soát lượng dầu ở bên trong nên việc này sẽ không mất nhiều thời gian của bạn đâu.
Nếu kiểm tra thấy dầu hoặc nhớt thiếu thì việc châm thêm là việc cần thiết nên làm, nhưng khi châm vào không bao lâu kiểm tra thấy dầu lại vơi đi quá nhanh thì chứng tỏ dầu bị rò rỉ ra bên ngoài thông qua ống dẫn dầu của hệ thống phanh. ‘
Để có thể kiểm tra được dầu có sạch hay không và có cần thay hay chưa thì bạn nên nhìn vào màu sắc của dầu, thông thường dầu mới sẽ có màu trong mờ và khi dầu càng bẩn thì sẽ chuyển sang màu đen đậm, lưu ý khi thay dầu nhớt bạn nên lau miệng chai trước khi châm vào, tránh bụi bẩn lẫn vào bên trong gây ảnh hưởng đến xe nhé.
3. Kiểm tra ống dẫn dầu thắng phía dưới gầm xe
Việc này thông thường sẽ do nhân viên bảo dưỡng làm bởi cần phải nâng xe lên thì việc kiểm tra mới dễ dàng nhưng Anycar vấn đề cập ở đây để bạn hiểu rõ hơn về “vợ hai” của mình nhé.
Thông thường đường ống kim loại sẽ chạy dọc theo chiều dài cơ sở của xe, vì thế cần phải kiểm tra đồng thời tất cả, ngoài ra khi kiểm tra ống kim loại dẫn dầu thắng bạn cần phải kiểm tra luôn đường ống cao su dẫn dầu đến các “Heo Dầu”, đối với những ống dẫn có chất liệu mềm bạn cần phải rà soát xem có chỗ nào cượm hoặc sần sùi hay không vì đây là dấu hiệu cho thấy đường dẫn sắp có vấn đề.
4. Kiểm tra phanh bằng cách tháo bánh
Nếu có kinh nghiệm và rảnh rỗi thì bạn nên tháo bánh xe ra để kiểm tra xem phanh xe của bạn có còn đảm bảo hay không, bạn có thể xem thử phanh xe có bị trầy xước gì hay không và độ hao mòn của đĩa phanh đang ở mức nào, có cần thay hay chưa.
Thông thường, việc phanh bị trầy xước là do cát, đất hoặc đá kẹt giữa bố thắng và đĩa phanh gây ra các vết trầy xước và nếu cảm thấy mặt đĩa phanh trầy nhiều quá thì bạn nên gửi cho bộ phận bảo dưỡng tráng lại mặt đĩa phanh hoặc có thể thay luôn nếu cần thiết.
Đối với những loại phanh đùm ( phanh tang trống ) thì việc kiểm tra tương đối khó khăn hơn một chút bởi bạn cần phải tháo phần trống phanh mới có thể kiểm tra bên trong, khuyến cáo bạn nên đeo khẩu trang vào để hạn chế bụi bẩn từ phanh xe, sẵn tiện bạn nên kiểm tra xem phanh có bị biến dạng hay không, heo dầu có con sử dụng được không và dầu nhớt trong bố thắng có cần phải thay không.
5. Xả gió sau khi thay mới hệ thống phanh
Sau khi kiểm tra và thay mới hệ thống phanh, xả gió là việc các nhân viên bảo dưỡng thường hay làm sau khi thay mới các chi tiết bên trong hệ thống phanh xe ô tô, điều này là do khi thay mới không khí sẽ còn lẫn bên trong khiến cho phanh xe hoạt động kém hiệu quả và không đảm bảo được sự an toàn.
6. Làm láng đĩa phanh
Hệ thống phanh là một trong những bộ phận hoạt động có thể nói là xuyên suốt mỗi khi bạn khởi động xe, việc hoạt động nhiều trên đường sẽ khiến đất đá bám vào bên trong khiến mặt đĩa phanh bị hao mòn và biến dạng, một trong những biện pháp mà các nhân viên bảo dưỡng hay làm đó là chà láng mặt đĩa phanh.