Thời tiết khi vào mùa mưa thì tình trạng ngập úng sẽ xảy ra, nhất là ở các đô thị lớn chắc chắn rất phức tạp. Đây cũng là mối lo ngại đối với những người đang sử dụng xe hơi làm phương tiện đi lại, điều này gây ảnh hưởng rất nhiều cho việc tham gia giao thông trong đó có xe ô tô, hơn nữa chi phí sửa chữa xe ô tô rất tốn kém.
Khi hiện tượng xe ngập này xuất hiện làm cho động cơ bị hư hỏng nặng nề và khó có thể sửa chữa triệt để. Vậy làm sao để biết xe ô tô bị thủy kích, những tình trạng xe bị thủy kích như thế nào? thì bài viết dưới đây Thông tin xe sẽ nêu rõ những vấn đề mà xe ô tô bị thủy kích mà bạn nên biết để tránh.
Do xe ô tô là công cụ vận chuyển chủ yếu cho nên việc xe bị ngập nước là điều khó tránh khỏi, nhưng không phải ai cũng biết cách khắc phục cũng như phát hiện xe bị thủy kích có tình trạng như thế nào. Cho các hiện tượng dưới đây sẽ chỉ bạn biết về tình trạng thủy kích của xe ô tô nhé.
Hiện tượng xe ô tô bị ngập nước là gì?
Thủy kích là hiện tượng nước tràn vào buồng đốt xy-lanh và đi qua đường hút gió làm động cơ xe bị ẩm ướt, dẫn đến chết máy. Khi gặp trường hợp này, đừng cố gắng đề nổ vì hành động này sẽ khiến nước bị hút sâu vào bên trong động cơ hơn và làm hư các chi tiết máy.
Thủy kích (tiếng anh là hydrocklocking) là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng động cơ ô tô bị thiệt hại nghiêm trọng do nước đi vào xi-lanh. Do xi-lanh không thể nén được chất lỏng, dẫn đến pittông không thể di chuyển. Kết quả là động cơ sẽ dừng lại đột ngột và có thể kèm theo nhiều hư hại cho động cơ.
Hậu quả của thủy kích thường rất nặng nề do hư hỏng nằm ở động cơ – trái tim của xe. Chi phí sửa chữa trong trường hợp bị thủy kích thường rất lớn, ít cũng vài chục triệu đồng khi phải thay tay biên, nhiều có thể lên tới vài trăm triệu đồng nếu chẳng may phải thay cả cụm động cơ mới và toàn bộ hệ thống điện.
Các cách kiểm tra xe bị thủy kích
Việc xem xét kỹ các ốc vít, bu-lông, cả ở những vị trí kín sẽ giúp người mua nhận biết việc xe đã từng bị tháo để sửa chữa hay chưa. Nếu ốc vít, bu-lông có hiện tượng bị xước hoặc từng tháo ra vặn lại thì cần hỏi lại chủ xe kỹ lưỡng. Vì xe bị thủy kích sẽ phải bung máy để làm lại nên sẽ không tránh khỏi việc tháo lắp, ốc vít, bu-lông cũng không còn được nguyên vẹn như ban đầu.
Ngoài ốc vít, bu-lông, bạn cũng cần xem sét xe ô tô xem có hiện tượng bị ăn mòn hay không. Các chi tiết như bản lề cửa, lò xo giảm chấn, chốt cốp,… xem có dấu hiệu han gỉ. Các vị trí tiếp giáp giữa cao su và vỏ xe nếu có dấu hiệu bong tróc thì khả năng cao xe từng bị ngập nước.
Dùng chìa khóa xe mở để xem xe còn hoạt động được hay không nhưng tuyệt đối không được khởi động xe. Nếu bạn càng cố gắng khiến cho xe nổ máy sẽ càng làm thiệt hại nặng hơn, nước khi có rất dễ lọt vào động cơ gây thủy kích. Bởi vậy bạn hãy đẩy xe lên nơi khô ráo và gọi cứu hộ.
Khi xe bị thủy kích hay không thủy kích để giải quyết vấn đề cho bạn. Nên khi gặp sự cố hãy liên hệ ngay với bên hãng bảo hiểm để tiến hành các thủ tục chứng minh sự việc, đền bù sửa chữa hoặc thay thế càng sớm càng tốt giúp xế yêu của bạn hoạt động ổn định nhé.
Bên cạnh đó cần xác định mực nước khi ô tô bị ngập nước, đất cát hay những mảnh rác nhỏ sẽ bám trên thân xe tạo một đường đánh dấu, người ta thường dựa vào đường đánh dấu này để xác định mức nước sâu tối đa mà xe bị ngập. Thông thường, khi mức nước chạm bảng điều khiển của xe thì các công ty bảo hiểm sẽ bắt đầu tính thiệt hại.
Quan sát ống xả vào thân máy vì đây là bộ phận dễ nhận biết nhất xem xe đã bị thủy kích hay chưa, vì khi xe bị thủy kích sẽ phải tháo bộ phận này ra. Các ốc này thường có màu nâu gạch do phải chịu nhiệt độ cao, nên khi tháo ra sẽ có vết hoặc nếu được thay mới thì đây cũng là dấu hiệu đáng ngờ.
Kiểm tra nội thất bên trong nếu ẩm mốc và có mùi khó chịu thì chắc chắn xe đã dính thủy kích. Kiểm tra ngoại thất, chú ý tới phần đèn vì đây là là vị trí khó xóa dấu vết nhất khi xe bị ngập nước. Trong trường hợp thấy dấu hiệu đèn xe bị cạy ra, bị mờ thì chứng tỏ đèn đã bị ngấm nước. Sau đó kiểm tra phần cốp xe và vị trí các ốc vít xem có đúng vị trí hay không. Sờ và lật trải sàn xem có bùn hay bẩn không.
Các thiệt hại khi xe ô tô bị thủy kích nghiêm trọng:
- Pít-tông bị biến dạng
- Tường xi-lanh bị vỡ
- Thanh tay biên bị uốn cong
- Hư hỏng hệ thống làm mát
- Sốc nước lạnh trong động cơ
- Hư hỏng trục khuỷu
- Hỏng bộ chuyển đổi xúc tác
- Vòng bị kẹt do bị rửa sạch dầu
Những lưu ý quan trọng khi ô tô bị ngập nước
Đối với các trường hợp khi xe đã bị ngập nước, chết máy nhưng bạn cố gắng nổ máy xe gây nên hiện tượng thủy kích, làm trầm trọng hơn tình trạng hư hỏng của chiếc xe thì các công ty bảo hiểm có quyền miễn trừ bồi thường. Chính vì thế đã có không ít trường hợp rắc rối xung quanh việc bồi thường về vấn đề thủy kích giữa bạn và các công ty bảo hiểm.
Vì vậy, để đảm bảo cho tài sản giá trị của mình, các chủ xe hãy hạn chế đi vào đường ngập nước. Tuy nhiên, trong những trường hợp bất đắc dĩ xe lưu thông vào vùng ngập nước, theo các chuyên gia kỹ thuật, khi có dấu hiệu giật tắt máy hoặc tắt máy đột ngột thì bạn nên ngừng vận hành xe và gọi ngay cho cứu hộ để kéo xe về hãng.
Khi động cơ tắt máy, bạn nên bình tĩnh và để giảm thiểu hư hỏng cho xe, bạn tuyệt đối không thử đề máy trở lại để cố cho xe vận hành qua khu vực ngập nước nhằm hạn chế những thiệt hại hư hỏng đáng tiếc do máy hút nước vào buồng đốt, đồng thời gọi điện thoại cho đường dây nóng của bảo hiểm để được hướng dẫn những bước cần thiết. Đây là cách nhanh nhất và tiện lợi nhất để có thể tiết kiệm thời gian cũng như công sức, tiền bạc cho bạn và cũng để tránh những hiểu lầm, phiền phức không đáng có. Hạn chế tối đa việc nước xâm nhập vào trong xe.
Ngoài hiện tượng thủy kích, còn rất nhiều con đường khác để nước xâm nhập vào trong xe gây nên các hư hỏng đáng giá hàng chục triệu đồng. Những sự cố này chủ yếu nằm ở hệ thống quạt gió điều hòa, hệ thống điện và nội thất xe. Các lái xe khi đi qua vùng ngập nước cao, an toàn nhất là nên tắt điều hòa bao gồm cả quạt gió nhằm tránh hiện tượng rác bẩn theo nước có thể làm kẹt cánh quạt. Nếu cánh quạt bị kẹt, sẽ xảy hiện tượng đứt cầu chì quạt gió, động cơ xe sẽ không được làm mát – gặp trường hợp này phải tắt máy xe và thay cầu chì.
Nguyên tắc khi xe ô tô ngập nước
Khi xe đi qua vùng nước ngập bạn nên tháo lọc gió động cơ ra để lấy gió trực tiếp từ khoang động cơ vào vì đây là vị trí cao nhất, tránh lấy gió qua đường khí nạp theo xe vì đây là vị trí thấp hơn. Qua khỏi đoạn ngập lụt, bạn có thể lắp lại lọc gió động cơ như ban đầu.
Ở mực nước an toàn bạn cần cảnh báo là dưới 25cm, không vượt qua tâm bánh xe, nếu ở trên mức đó bạn không nên đi qua. Bên cạnh đó, đặc biệt chú ý khi có xe chạy cùng chiều và ngược chiều vì có thể xảy ra hiện tượng tạo sóng, làm nước dâng cao hơn và tăng nguy cơ nước tràn vào đường nạp gió, vào lọc gió động cơ.
Khi đi qua vùng ngập, nên tắt công tắc điều hòa (nút AC), đi số 1, chạy đều ga ở mức độ vừa phải, giữ cho nổ tròn máy, lái điềm tĩnh. Với xe số tự động, chuyển sang chế độ bán tự động và để ở số 1. Nếu để nguyên, xe sẽ tự sang số 2 khiến ga bị yếu, dẫn tới nước tràn vào động cơ thông qua ống pô. Chú ý không nên đạp côn xe số sàn khi qua chỗ ngập để tránh trường hợp chết máy.
Nên hạn chế đạp thốc ga vì việc tăng ga mạnh sẽ khiến nước tràn qua lưới tản nhiệt, đổ vào ống hút. Ngoài ra, khi tăng ga đột ngột vòng tua máy lên cao, nếu nước vào sẽ khiến hiện tượng thủy kích mạnh hơn, dẫn tới cong tay biên.
Khi đi vào vùng nước sâu bạn cần đi tiếp một đoạn, rà phanh để loại bớt nước trên đĩa. Sau đó xuống kiểm tra lại động cơ, gầm xe.
Ngoài ra, không nên mở cửa ngay khi xe bị chết máy mà cần chú ý tới mức nước. Nếu nước cao hơn phần thấp nhất của cửa ra vào, tuyệt đối không được mở cửa, vì sẽ làm nước bên ngoài tràn vào làm hư các hệ thống điện tử. Trong trường hợp này, nếu cần thiết, nên mở cửa sổ để ra vào xe.
Với các điều cần thiết trên sẽ giúp bạn nhận biết cũng như tránh được tình trạng xe ô tô bị thủy kích, trong tình trạng xe của bạn đã bị thủy kích bạn nên đem xe lại các gara xe lớn uy tín để kiểm tra xe cho bạn.