Đồng hồ công-tơ-mét có thực sự phản ánh chất lượng ô tô cũ?

Thành Tài
28/01/24
Lượt xem : 24 view
Rate this post

Đồng hồ công-tơ-mét (Odometer) hay còn được gọi là “Odo”, là một loại thiết bị ghi nhận lại quãng đường mà xe đã di chuyển. Khi mua ô tô cũ, nhiều người rất quan tâm chỉ số Odometer, vì cho rằng đây là điều phản ánh lên chất lượng của xe. Tuy nhiên, liệu rằng “đồng hồ công-tơ-mét có thực sự phản ánh chất lượng ô tô cũ?”. Bài viết bên dưới, Thongtinxe sẽ giải đáp câu hỏi trên và cung cấp một số thông tin hữu ích, có liên quan khi mua xe ô tô cũ.

Đồng hồ công-tơ-mét có phản ánh chất lượng của ô tô cũ không?

Câu trả lời sẽ là “Không”. Hiện nay, nhiều người khi mua xe ô tô cũ sẽ cho rằng số Odo mà xe hiển thị, sẽ phản ánh lên chiếc xe đó đã “cày” nhiều hay ít. Từ đó, đưa ra đánh giá về độ hao mòn và mức độ cũ hay mới của ô tô.

Đồng hồ công-tơ-mét có thực sự phản ánh chất lượng ô tô cũ?
Tuy nhiên, theo thực trạng hiện nay, số Odo chỉ nên là con số dùng để tham khảo và không nên là một yếu tố quyết định chất lượng của xe, vì con số này hoàn toàn có thể bị gian lận ở bất cứ cơ sở sửa chữa hoặc thậm chí có thể do chính chủ xe cũ thay đổi, nhằm tăng giá trị chiếc xe.

Kiểm tra xe ô tô cũ cần chú trọng đến vấn đề gì?

Thay vì kiểm tra ODO, để đánh giá mức độ cũ – mới, chất lượng và giá trị chiếc xe. Các khách hàng khi tìm mua xe cũ cần chú trọng đến những yếu tố sau:

Một chiếc xe cũ, tuy di chuyển nhiều nhưng được bảo dưỡng kỹ lưỡng, đúng quy trình và được thay thế các bộ phận bị hao mòn, hư hỏng. Những mẫu xe như vậy sẽ có chất lượng cao hơn, so với một chiếc xe chạy ít nhưng không được quan tâm tới việc sửa chữa và bảo dưỡng. Chính vì vậy, trong quá trình tìm mua ô tô cũ, khách hàng nên yêu cầu chủ xe hoặc đơn vị bán cung cấp đủ các giấy tờ liên quan tới bảo dưỡng, sửa chữa hoặc kiểm tra độ an toàn của chiếc xe.

Đồng hồ công-tơ-mét có thực sự phản ánh chất lượng ô tô cũ?

Theo đó, việc bảo dưỡng xe cũ sẽ phải tùy thuộc vào từng loại và cách bảo dưỡng xe cũ cũng sẽ không giống với bảo dưỡng ô tô mới. Tuy nhiên, người mua cũng vẫn có thể tham chiếu vào các mốc bảo dưỡng để đưa ra quyết định có nên hay không nên mua chiếc xe đó.
Thông thường, việc bảo dưỡng từng bộ phận của ô tô phải được thực hiện khi đạt đủ số km hoặc thời gian sử dụng như sau:

Căn cứ vào việc thực hiện bảo dưỡng theo thời gian dùng:

  • Thay mới cần gạt nước: sau 6 – 12 tháng sử dụng
  • Thay dầu máy (ngay cả khi chưa chạy đủ 12.000km): Sau 12 tháng
  • Thay dầu ly hợp và thay dầu phanh xe: 1 – 2 năm sử dụng
  • Kiểm tra ắc quy tối thiểu 1 lần: ít nhất 2 năm
  • Thường xuyên kiểm tra áp suất lốp và nước rửa kính xe.

Căn cứ vào việc thực hiện bảo dưỡng theo số km đã di chuyển:

  • Thay dầu máy: Từ 8.000 – 12.000 km
  • Đảo lốp xe: Từ 8.000 – 16.000 km
  • Thay lọc gió: Từ 19.000 km
  • Thay nước mát: Từ 48.000 km
  • Thay mới má phanh: Từ 60.000 km
  • Thay dầu trợ lực lái: Từ 48.000 – 97.000 km

Ngoài ra, còn một số quy trình bảo dưỡng mà khi mua ô tô cũ, các khách hàng cần chú ý tới, nhằm xác định chính xác chất lượng và giá trị của chiếc xe.

Chú trọng tới điều kiện di chuyển

Về mặt địa lý, một chiếc xe cũ được di chuyển trên địa hình bằng phẳng, điều kiện đường xá tốt, thêm vào đó là một khí hậu ôn hòa, sẽ có thể đảm bảo một chất lượng cao. Hơn là một chiếc xe chạy ở những địa hình gồ ghề, đường xá xấu, cộng thêm một khí hậu khắc nghiệt sẽ khiến những linh kiện bên trong lẫn bên ngoài chiếc xe trở nên nhanh hao mòn hơn.

Đồng hồ công-tơ-mét có thực sự phản ánh chất lượng ô tô cũ?

Chính vì những lý do đó, khi mua xe cũ, khách hàng cũng cần chú ý tới xuất xứ của chiếc xe. Để có thể biết được chính xác trước khi được rao bán, chiếc xe từng được sử dụng cho những công việc gì và chủ yếu di chuyển tại những loại địa hình như thế nào. Và rồi từ đó, khách hàng có thể đưa ra các quyết định về việc định giá, thâm chí là có nên hay không nên mua chiếc xe đó.

Chú trọng tới chất lượng ban đầu

Khi lựa chọn mua xe ô tô, bạn cần phải kiểm tra thật kỹ về mặt chất lượng ban đầu của chiếc xe mà mình định mua, tốt nhất bạn nên trang bị cho bản thân một kiến thức thật tốt về mặt kỹ thuật ô tô, hoặc tìm đến người có kinh nghiệm và kiến thức về ô tô cũ để có thể mua được một chiếc xe chất lượng, hoặc đơn giản nhất là tìm cho mình một địa chỉ mua bán ô tô cũ uy tín.

Sau đây là các trường hợp xe cũ có chất lượng ban đầu không tốt mà khi gặp phải, bạn tuyệt đối không mua, để tránh khỏi những chi phí sửa chữa phát sinh chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng:

  • Xe bị thủy kích (ngập nước)
  • Taxi hoàn lương, taxi thải
  • Xe hạng sang đời cũ quá thời hạn bảo hành
  • Xe bị gỉ sét
  • Xe bị tai nạn, va chạm, đâm đụng
  • Xe không có giấy tờ chính chủ
  • Xe lâu không sử dụng

Như vậy, có thể thấy rằng, đồng hồ công-tơ-mét không phải là yếu tố duy nhất để phản ánh chất lượng ô tô cũ. Người mua cần phải xem xét tổng thể các yếu tố khác để có thể đánh giá một cách chính xác và khách quan nhất. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý rằng, đồng hồ công-tơ-mét có thể bị sai lệch hoặc bị tua ngược do một số nguyên nhân sau.

Vì sao đồng hồ công-tơ-mét không còn đáng tin?

Odometer của ô tô có thể bị sai lệch hoặc tua ngược do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do 2 lý do là kỹ thuật và yếu tố con người.

Yếu tố kỹ thuật

Yếu tố kỹ thuật là những nguyên nhân do sự hao mòn, hỏng hóc, lỗi phần cứng hoặc phần mềm của đồng hồ công-tơ-mét hoặc các bộ phận liên quan. Một số yếu tố kỹ thuật thường gặp là:

  • Pin CMOS đã cũ: Pin CMOS là pin dùng để cung cấp điện cho bộ nhớ BIOS của máy tính trên xe, nơi lưu trữ các thông số cài đặt của xe, bao gồm cả đồng hồ công-tơ-mét. Khi pin CMOS đã cũ, điện áp sẽ giảm dần, dẫn đến việc mất dữ liệu hoặc sai sót trong quá trình ghi nhận và hiển thị các thông số của xe. Điều này có thể khiến đồng hồ công-tơ-mét bị sai lệch hoặc tua ngược
  • Đồng hồ sử dụng lâu thường gặp các hỏng hóc như mòn bánh răng, long khớp nối…; hoặc tua bin cánh quạt của đồng hồ bị kẹt rác…: Đây là những nguyên nhân do quá trình sử dụng và tác động của môi trường gây ra. Khi các bộ phận của đồng hồ công-tơ-mét bị hỏng hóc hoặc kẹt rác, sẽ làm giảm độ chính xác và ổn định của thiết bị. Điều này có thể khiến đồng hồ công-tơ-mét bị sai lệch hoặc tua ngược.

Đồng hồ công-tơ-mét có thực sự phản ánh chất lượng ô tô cũ?

Yếu tố do con người

  • Tua ngược đồng hồ công tơ mét để tăng giá trị chiếc xe: Một chiếc xe chạy ít chưa chắc đã tốt, nhưng một chiếc xe “cày” nhiều chắc chắn sẽ không tốt. Chính vì lẽ đó, nhiều chủ xe hay điểm bán xe cũ, luôn muốn số odo thể hiện một con số vừa phải, vừa tăng được giá bán lại vừa có thể dễ dàng bán ra thị trường. Vì vậy, nhiều người đã chọn cách gian lận số km hiển thị trên odometer bằng cách can thiệp và tua ngược những con số đó về nhỏ hơn giá trị thực mà chiếc xe đã từng chạy.

Đồng hồ công-tơ-mét có thực sự phản ánh chất lượng ô tô cũ?

  • Lắp đặt đồng hồ công-tơ-mét có thao tác sai: Đây là một nguyên nhân khá phổ biến, khi người dùng tự lắp đặt hoặc thay thế đồng hồ công-tơ-mét mà không tuân theo các quy trình kỹ thuật.
    Ví dụ như lắp đặt sai vị trí, sai góc, sai kích thước, sai loại, hoặc không kết nối chính xác các dây cáp truyền động. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhận và xử lý tín hiệu của đồng hồ công-tơ-mét, khiến nó bị sai lệch hoặc tua ngược.

Trên đây là những tổng hợp của Thongtinxe nhằm trả lời cho câu hỏi: “Đồng hồ công-tơ-mét có thực sự phản ánh chất lượng ô tô cũ?”. Bạn đọc hãy lưu ý rằng số odo chỉ là con số tham khảo, không thể nói lên toàn bộ chất lượng chiếc xe. Chúc bạn đọc sớm tìm được mẫu xe phù hợp và ưng ý.