Đề pa lên dốc sao cho mượt, không lo chết máy?

V.Trần
06/10/24
Lượt xem : 75 view
Rate this post

Với xe số sàn, để đề pa lên dốc mượt mà, không lo chết máy thì các bác có thể áp dụng nhiều cách khác nhau. Dưới đây, danhgiaXe chia sẻ một số cách áp dụng trong 2 trường hợp cụ thể là dốc cao và dốc vừa.

1. Cách đề pa lên dốc cao

Cách 1: Sử dụng phanh tay

Phanh tay còn được gọi là phanh khẩn cấp (emergency brake), cực kỳ hữu ích cho việc lái xe, đặc biệt là với những “tài non” khi cần đề pa xe ngang dốc. Ngoài ra, đây cũng là phương án được nhiều người áp dụng nhất bởi có độ an toàn cao.

Phanh tay còn được gọi là phanh khẩn cấp (emergency brake), cực kỳ hữu ích cho việc lái xe, đặc biệt là với những “tài non” khi cần đề pa xe ngang dốcPhanh tay còn được gọi là phanh khẩn cấp (emergency brake), cực kỳ hữu ích cho việc lái xe, đặc biệt là với những “tài non” khi cần đề pa xe ngang dốc

Cách đề pa với phanh tay như sau: Khi xe dừng ở giữa con dốc, các bác kéo phanh tay, không dùng phanh chân. Tiếp đến, chuyển về số N để xe đứng yên rồi đổi chân phanh sang chân ga. Để đi tiếp, các bác vào số, từ từ nhả côn rồi nhân nhẹ chân ga cho tới khi cảm thấy tay lái và cần số rung nhẹ.

Khi nhận thấy dấu hiệu lá côn đã bám thì nhanh chóng hạ phanh tay để xe tiến về phía trước. Lưu ý là trong tình huống này, các bác không cần phải dùng chân phanh bởi lúc này phanh tay vẫn chưa hạ nên xe chắc chắn không bị trôi.

Cách 2: Sử dụng linh loạt chân ga, phanh chân, côn

Điểm khác biệt của cách đề pa lên dốc bằng cách kết hợp chân ga, phanh và chân côn so với cách sử dụng phanh tay là chỉ nên giữ xe ở giữa dốc trong thời gian ngắn. Do đó khi dừng xe, các bác nên giữ chân phanh, nhả chậm chân côn cho tới khi tiếp giáp côn.

Khi dừng xe, các bác nên giữ chân phanh, nhả chậm chân côn cho tới khi tiếp giáp côn.Khi dừng xe, các bác nên giữ chân phanh, nhả chậm chân côn cho tới khi tiếp giáp côn.

Tương tự như đề pa bằng phanh tay, khi các bác cảm thấy tay lái và cần số rung nhẹ thì nhà chân phanh đổi sang chân ga. Nếu thấy xe đang tụt dốc thì chứng tỏ các bác nhả chân côn chưa tới phần tiếp giáp. Lúc này, hãy đạp phanh để nhả lại chân côn cho đúng. Trường hợp nhà phanh nhưng xe không chạy và bị trôi thì chỉ cần nhấn thêm ga rồi sau đó nhả côn hoàn toàn. Cuối cùng, giữ chân ga để xe lên dốc an toàn.

Cách 3: Vê côn đứng dốc

Giống như khi đề pa bằng chân phanh, các bác chỉ có đề pa bằng cách vê côn khi xe đang dừng ngang dốc tức thời chứ không dùng khi phải đỗ hoặc dừng lâu. Để thực hiện, các bác kết hợp ra côn vừa phải đồng thời mớm ga (nếu cần) để có đủ lực kéo giúp xe không bị trôi nhưng cũng không tiến về trước.

 Kết hợp ra côn vừa phải đồng thời mớm ga (nếu cần) để có đủ lực kéo giúp xe không bị trôi nhưng cũng không tiến về trước. Kết hợp ra côn vừa phải đồng thời mớm ga (nếu cần) để có đủ lực kéo giúp xe không bị trôi nhưng cũng không tiến về trước.

Tuy nhiên, đây là cách đề pa không được khuyến khích bởi có thể gây mòn côn vì ma sát nhiều. Mặc dù vậy, trong trường hợp xe phải nhích từng chút một trên đường dốc, thời gian dừng không đủ lâu để kéo phanh tay thì đây là phương án thực sự hữu ích. Lưu ý, điểm quan trọng của phương pháp này là dùng côn để hãm xe thay cho phanh.

2. Cách đề pa lên dốc vừa

Nếu dốc có độ thoải khá thấp thì cách đề pa được khuyến khích sử dụng nhất là đạp chân phanh và chân côn.

Theo đó, các bác phải giữ chân phanh để xe không bị trôi. Tiếp đến đạo côn và gài số 1. Từ từ thả côn để tìm điểm côn (khi thấy xe rung lên và tiến về phía trước thì đó là dấu hiệu cho thấy các bác đã tìm đúng điểm tiếp xúc của côn). Bước tiếp theo, giữ chân ở điểm côn để xe không bị tắt máy, rồi nhả chân phanh để giữ xe dừng bằng chân côn, sau đó chuyển chân qua bàn ga để đệm ga, đẩy xe di chuyển.

Đạp côn, gài số 1 và hạ phanh tay là cách đề pa lên dốc vừa sao cho mượt và không chết máyĐạp côn, gài số 1 và hạ phanh tay là cách đề pa lên dốc vừa sao cho mượt và không chết máy

Một số lưu ý quan trọng khi đề pa lên dốc

– Khi các bác dùng côn để leo dốc thì đừng lo ngại vấn đề phải thực sự hành côn. Trong quá trình leo dốc, đôi khi các bác sẽ cảm nhận thấy chân côn rung, cảm giác như xe quá tải, nhưng thực tế là điều này không gây ảnh hưởng quá nhiều tới chiếc xe.

– Nhiều “tài mới” vẫn quan niệm sai rằng hộp số và côn/ly hợp rất dễ bị hỏng nên e ngại sử dụng cách này. Tuy nhiên, các bác cần biết rằng không ít tài già, đặc biệt là những người chuyên off-road luôn sẵn sàng tận dụng bộ côn bởi bản chất của bộ ly hợp và hộp số không hề mỏng manh như các bác vẫn lầm tưởng. Tuổi thọ của xe sẽ không bị ảnh hưởng chỉ vì côn phải làm việc quá mức vài lần. Do vậy, thay vì e ngại và tìm cách giữ gìn chân côn, hãy sử dụng nó để phục vụ và bảo vệ cho sự an toàn của mình khi leo dốc.

– Khi tập leo dốc, các bác có thể dùng gạch hoặc đá để chèn bánh xe, tránh cho xe bị trôi về phía sau. Cách này sẽ giúp các bác yên tâm hơn khi thực học leo dốc.

– Với những con dốc càng cao thì việc đề pa bằng côn sẽ càng khó, nhất là để tìm ra điểm tiếp xúc của ly hợp. Lúc này, các bác hãy cố gắng tìm điểm G này để thực hiện các bước tiếp theo.

– Nên luyện tập nhiều lần cách sử dụng côn và xử lý các đoạn dốc từ thoải đến cao nếu như các bác chưa quen với việc leo dốc.

Hy vọng rằng những cách đề pa lên dốc sao cho mượt, không lo chết máy mà danhgiaXe chia sẻ trên đây đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên thường xuyên truy cập website, fanpage và kênh Youtube của danhgiaXe để cập nhật thêm nhiều kiến thức thú vị khác nhé!

———————————————