Ai chịu trách nhiệm chiêu trò phù phép đồng hồ ODO xe cũ?

Thành Tài
22/01/24
Lượt xem : 42 view
Rate this post

Chiêu trò phù phép đồng hồ ODO xe cũ khi bán xe cũ tại Việt Nam đang rất phổ biến và đây cũng là một trong những thủ đoạn phổ biến nhất mà người bán sử dụng để đánh lừa người mua. Vậy, ai chịu trách nhiệm cho hành vi gian lận này? Hãy cùng tìm hiểu rõ trong bài viết ngay sau đây.

Phù phép đồng hồ ODO có vi phạm pháp luật không?

Tua ODO (công-tơ-mét) được hiểu là hành vi can thiệp vào chỉ số km hiển thị trên đồng hồ ODO, làm giảm đi quãng đường mà xe đã di chuyển được so với thực tế. Đây là chiêu trò mà nhiều chủ xe hoặc đơn vị mua bán ô tô cũ thường xuyên sử dụng, nhằm mục đích tăng giá bán và nhanh chóng bán được xe ra thị trường bên ngoài. Ngoài ra, hành vi này còn ảnh hưởng đến tinh thần, thậm chí là tính mạng của người điều khiển cũng như hành khách trên xe.

Đồng hồ công-tơ-mét trên ô tô có tua ngược được không?

Hành vi tua ODO tại một số quốc gia khác

Tại một số nước, hành vi tua ODO được coi là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này được quy vào tội gian lận khi mua bán và bị xử phạt rất nặng, thậm chí còn có thể bị phạt tù.

Ví dụ: Tại Mỹ, từ năm 2014 tới tháng 2/2018, Mark Longgrear và Zachary Longgrear đã mua xe cũ có số ODO khá cao và trực tiếp tua ODO về số thấp. Các bị cáo làm giả giấy tờ để hợp thức hóa số km mới, thấp hơn chỉ số công-tơ-mét ban đầu để có thể bán lại xe với giá cao. Phiên định tội hai bị cáo được ấn định vào tháng 12.

Chiêu trò phù phép đồng hồ ODO xe cũ, ai chịu trách nhiệm?

Còn đối với pháp luật Úc, họ quy định những cá nhân phạm tội gian dối trong mua bán xe đã bị tua ngược ODO, phải đối mặt với mức án cao nhất là 2 năm tù, kèm theo là mức phạt tiền từ 40.000 đến 60.000 USD, tùy thuộc vào luật của từng tiểu bang. Trong khi đó, với tổ chức, công ty thì mức phạt cho hành vi tua số công-tơ-mét nhằm nâng giá bán để trục lợi, sẽ rơi vào khoảng 200.000 USD.

Hành vi tua số công-tơ-mét tại Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay, vẫn chưa có chế tài cụ thể nào áp dụng cho hành vi tua ODO, mà chỉ có thể dựa vào Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010, để tham chiếu đến hành vi gian dối của đơn vị bán.

Đồng hồ công-tơ-mét trên ô tô có tua ngược được không?

Cụ thể, hành vi phù phép đồng hồ ODO có thể áp dụng hình thức xử phạt theo quy định. Được quy định rõ tại Điều 47, Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt về hành vi vi phạm về cung cấp thông tin sai về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng. Mức xử phạt từ 10 triệu VNĐ – 20 triệu VNĐ.

Ngoài ra, còn có các hình phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 06 tháng hoặc đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Ai sẽ chịu trách nhiệm cho chiêu trò phù phép đồng hồ ODO?

Theo đó, hiện vẫn chưa có văn bản luật nào quy định rõ ràng người làm thay đổi kết cấu đồng hồ ODO vì mục đích trục lợi sẽ phải chịu những trách nhiệm gì.

Tuy nhiên, về mặt đạo đức kinh doanh và căn cứ theo Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2010, người có hành vi phù phép/ can thiệp/ tua odo nhằm mục đích trục lợi và gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi người tiêu dùng, thì vẫn sẽ phải chịu một số trách nhiệm. Vậy ai sẽ phải chịu trách nhiệm cho chiêu trò phù phép ODO?

Người bán xe cũ

Đối với giao dịch mua bán giữa bên mua và bên bán, khi phát giác sự việc ô tô bị tua ODO thì người bán (nếu có cam kết về ODO) sẽ cần chịu trách nhiệm đối với bên mua.  Nếu bên bán xe cũ cố tình che giấu hoặc xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng, họ có thể bị tố cáo, kiện tụng và thậm chí phải chịu trách nhiệm hình sự vì hành vi của bản thân.

Chiêu trò phù phép đồng hồ ODO xe cũ, ai chịu trách nhiệm?

Đơn vị sửa chữa xe

Trước tiên, đơn vị sửa chữa, bảo dưỡng xe có trách nhiệm thông báo về việc xe bị tua công-tơ-mét trước khi tiến hành sửa chữa, thay thế phụ tùng hoặc bất kỳ hành động nào ảnh hưởng đến chỉ số km của xe. Điều này nhằm đảm bảo minh bạch và trung thực trong quá trình sửa chữa, cũng như bảo vệ quyền lợi của chủ xe và người mua xe cũ.

Chiêu trò phù phép đồng hồ ODO xe cũ, ai chịu trách nhiệm?

Thêm vào đó, đơn vị sửa chữa xe có trách nhiệm ghi rõ vào hóa đơn, chứng từ liên quan tới việc sửa chữa, bảo dưỡng xe, trong đó có thông tin về chỉ số km trước và sau khi sửa chữa. Điều này nhằm tạo ra một hồ sơ lịch sử xe minh bạch, giúp người mua xe cũ có thể kiểm tra được tình trạng thực tế của xe.

Nếu xảy ra tình trạng ODO của xe bị phù phép, thì những đơn vị sửa chữa chiếc xe trước đó có trách nhiệm chứng minh, giải trình về việc đơn vị của mình có thực hiện hành vi tua ODO trước đó hay không. Nếu có, phía đơn vị sửa chữa phải có trách nhiệm đối với hành vi can thiệp và đồng hồ công-tơ-mét của xe. Điều này nhằm ngăn chặn hành vi lừa dối khách hàng, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Liệu có thể chấm chiêu trò phù phép đồng hồ ODO xe cũ?

Thực tế đã cho ta thấy, để có thể ngăn chặn tình trạng phù phép lên đồng hồ công-tơ-mét của xe là hết sức khó khăn. Cần phải có sự can thiệp sâu từ cơ quan chức năng, nhưng hiện nay vẫn chưa có chế tài cụ thể nào để ngăn chặn hành vi này. Trước tình trạng này, để có thể giảm thiểu tình trạng phù phép ODO, vẫn cần sự phối hợp của các bên có liên quan sau đây:

Đối với người bán

Người bán ở đây có thể là một cá nhân, đơn vị, tổ chức,…Đối với người bán cần có tinh thần trách nhiệm cao và sự trung thực trong mua bán, tránh tình trạng trục lợi từ việc tua ODO.

Chiêu trò phù phép đồng hồ ODO xe cũ, ai chịu trách nhiệm?

Ngoài ra, bên bán cũng cần cung cấp đầy đủ các giấy tờ bảo dưỡng, giấy đăng ký xe,…nhằm xác định và so sánh số ODO thực tế có thể đạt được và sốkm hiển thị trên đồng hồ công-tơ-mét của xe, có hợp lý không.

Thêm vào đó, người bán cũng cần thực hiện đúng các cam kết, không che giấu khách hàng điều gì về chất lượng của xe với mục đích trục lợi. Để tránh khỏi các vụ tranh chấp, kiện tụng và có thể dẫn đến hậu quả không đáng có.

Đối với khách hàng

Khách hàng khi đã xác định việc mua ô tô cũ, cần trang bị cho mình những kiến thức nhất định về xe và đặc biệt là một kinh nghiệm dày dặn check đồng hồ ODO khi mua xe cũ , tránh trường hợp mua xe không đạt chất lượng. Thêm vào đó, với ODO (số công-tơ-mét) thì chỉ nên xem là một con số tham khảo, không nên xem đó như một yếu tố quyết định chất lượng toàn bộ chiếc xe.

Chiêu trò phù phép đồng hồ ODO xe cũ, ai chịu trách nhiệm?

Khi thực hiện việc mua xe cũ, khách hàng cần yêu cầu chủ xe cung cấp đủ các giấy tờ như: đăng ký xe, hồ sơ bảo dưỡng,…Để có thể tính toán sơ bộ về việc chiếc xe đã di chuyển nhiều hay ít và quan trọng hơn hết là có đúng với những gì đồng hồ ODO đang thể hiện.

Hãy là một khách hàng thông minh, để tránh các chiêu trò phù phép ô tô cũ của gian thương, từ đó bạn sẽ tránh được những thiệt hại không đáng có trong quá trình mua bán.

Trên đây là bài viết đã trả lời cho câu hỏi: “Chiêu trò phù phép đồng hồ ODO khi bán xe cũ, ai chịu trách nhiệm?”. Chúc bạn đọc sớm tìm được mẫu xe ưng ý, đảm bảo chất lượng và phù hợp với bản thân.