Cách thay túi khí trên xe ô tô an toàn và đơn giản

Trang Thông Tin Xe
27/03/24
Lượt xem : 583 view
Rate this post

Túi khí trên xe ô tô là một đệm phao được thiết kế nhằm bảo vệ người ngồi trong xe ô tô khỏi các chấn thương nghiêm trọng trong các trường hợp va chạm xảy ra. Và túi khí này là thiết bị duy nhất trên xe ô tô chỉ được sử dụng duy nhất 1 lần, khi bắt đầu hoạt động cũng là lúc sẽ tự làm hỏng chính mình.

Do vậy, bộ phận này luôn được trang bị trên hầu hết các mẫu xe từ sang trọng đến xe bình dân. Thậm chí nhiều nhà sản xuất ô tô còn trang bị đến tận 14 túi khí cho một số mẫu xe chuyên dụng và không những xe ô tô được trang bị mà hiện nay trên những xe mô tô phân khối lớn cũng được trang bị nhằm đảm bảo an toàn ở tốc độ cao.

Vị trí của các túi khí được trang bị trên xe
Vị trí của các túi khí được trang bị trên xe 

Vậy nên điều mà mọi tài xế cần biết chính là kiến thức để tự thay thế túi khí trên xe ô tô đơn giản tại nhà cho xế cưng của mình.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của túi khí xe ô tô

1. Cấu tạo

Cấu tạo của túi khí tương đối phức tạp bao gồm: cảm biến trọng lượng (được lắp ở ghế ngồi), cảm biến tốc độ, cảm biến va chạm, cảm biến gia tốc, hỗn hợp các chất hóa học, túi khí, bộ phận kích nổ.

Toàn bộ những hệ thống túi khí nêu trên sẽ được trung tâm ECU kiểm soát và điều khiển để đảm bảo chất lượng trước khi đến tay người tiêu dùng.

Cấu tạo của túi khí tương đối phức tạp bao gồm: cảm biến trọng lượng (được lắp ở ghế ngồi), cảm biến tốc độ, cảm biến va chạm, cảm biến gia tốc, hỗn hợp các chất hóa học, túi khí, bộ phận kích nổ

2. Nguyên lý hoạt động

  • Các cảm biến sẽ truyền tín hiệu tới ECU khi va chạm xuất hiện (đủ nghiêm trọng).
  • Bộ phận kích nổ sẽ nhận lệnh của ECU và kích hoạt.
  • Bộ phận kích nổ sẽ có nhiệm vụ tạo ra khí Hydro, Oxy và Natri để làm phồng vùng bên trong túi khi được làm từ sợi Composite tổng hợp.
  • Túi khí phồng to sẽ đỡ cơ thể người đang điều khiển xe, giúp phần đầu, phần ngực của tài xế không va đập vào vô lăng và hai phần bên hông cũng như đầu gối cũng hạn chế va chạm mạnh.
  • Túi khí sẽ nhanh chóng xẹp xuống khi va chạm đã kết thúc để người lái có thể cử động

Người điều khiển xe có thể yên tâm lái xe bởi túi khí được bơm căng phồng rất nhanh, thường sẽ phồng ngay lập tức khi va chạm bắt đầu xảy ra. Tuy nhiên có không ít trường hợp đáng tiếc xảy ra khi va chạm mà túi khí vẫn không phồng ra để bảo vệ người điều khiển. Vậy nên cần kiểm tra túi khí ô tô định kỳ nếu xuất hiện dấu hiệu hư hỏng hay bất cứ lỗi nào cần khắc phục hoặc thay thế túi khí mới.

Hướng dẫn thay túi khí ô tô đơn giản tại nhà

Bước 1: Đọc sổ tay sử dụng ô tô đi kèm

Đây là một việc làm mà không bao giờ thừa cho việc chuẩn bị thay túi khí ô tô, theo các chuyên gia sửa chữa xe ô tô cho biết chắc chắn trong quyển sổ tay này hầu hết sẽ có phần cung cấp thông tin về việc chăm sóc và thay mới túi khí. Trường hợp lỡ đánh mất sổ tay sử dụng xe hơi này, chủ xe có thể trực tiếp liên hệ với nơi bán để nhận bản sao thay thế.

Bước 2: Một số thao tác an toàn cần thực hiện trước khi thay túi khí

Một số thao tác an toàn cần thực hiện trước khi thay túi khí
Cần kiểm tra và tắt động cơ trước khi thay túi khí

Để đảm bảo an toàn an toàn trong suốt quá trình thay túi khí trên xe ô tô, chủ xe cần lưu ý những điều sau đây xem đã thực hiện hay chưa. Gồm:

  • Tắt động cơ xe và chấm dứt toàn bộ kết nối với các dây cáp âm trước khi thay thế túi khí ô tô mới
  • Chờ khoảng 15 phút để bộ phận tụ điện trong mô-đun kiểm soát túi khí hoàn toàn ngắt hẳn. Vì tụ điện này sẽ kích hoạt hệ thống túi khí nếu xe ô tô gặp va chạm khi tai nạn hoặc bất cứ va chạm nào khác.
  • Ngắt cầu chì để đảm bảo an toàn, tránh tình trạng bị giật hoặc túi khí đột ngột hoạt động. Nếu gặp khó khăn chủ xe có thể tìm hiểu nhiều thông tin hơn về cầu chì trong cuốn sổ tay hướng dẫn sử dụng của mình.
  • Vùng kim loại của bộ phận kết nối túi khí bạn tuyệt đối không được chạm vào vì có thể gây giật

Bước 3: Kiểm tra cuộn dây túi khí lắp trên vô lăng và trục tay lái xe 

  • Để tìm ra trục tay lái xe ô tô, tốt hơn hết bạn nên tham khảo sổ tay hướng dẫn. Nếu phát hiện trục tay lái xe bị hỏng chủ xe phải thay mới vì đây là một bộ phận quan trọng.
  • Cuộn dây túi trên vô lăng là bộ phận kết nối túi khí nên cũng cần được kiểm tra kỹ lưỡng. Thay thế mới nếu phát hiện chúng bị chảy hoặc hỏng hóc.

Bước 4: Thay thế túi khí mới trên xe ô tô

Thay thế túi khí mới trên xe ô tô
Thay thế túi khí mới trên xe ô tô
  • Tháo các ốc vít ra
  • Kéo các túi khí cũ ra ngoài
  • Tháo đầu dây điện ra
  • Lắp túi khí mới và đặt vào vị trí cũ
  • Vặn lại các ốc vít

Lưu ý, không nên kéo quá mạnh tay, khi nhìn thấy các đoạn dây điện bạn hãy khéo léo tháo túi ra khỏi chúng rồi đặt cột vô lăng về đúng vị trí cũ.

Bước 5: Hoàn tất việc thay thế túi khí trên xe ô tô

Hoàn thành việc thay thế túi khí bằng cách mối dây cáp âm của xe vào vị trí ban đầu và kích hoạt lại cầu chì hoạt động trở lại như cũ.