Cách căn đường khi lái xe ô tô cực chuẩn xác dành cho tài mới

V.Trần
04/11/24
Lượt xem : 44 view
Rate this post

Kỹ năng căn đường khi lái xe ô tô nghe tưởng chừng là đơn giản nhưng đòi hỏi có sự tập trung cao độ, khả năng phân tích tình huống và nhiều kinh nghiệm thực tế đặc biệt là đối với các tài mới.

Khi người điều khiển biết cách căn làn đường một cách chính xác, có khả năng duy trì khoảng cách an toàn với các phương tiện xung quanh và hạn chế điểm mù khi lưu thông, có thể giúp tăng cường tính chuẩn xác, đồng thời giảm thiểu rủi ro va chạm không mong muốn trên đường đi.

Vậy làm sao để thực hiện hành động này? Trong bài viết này, tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu cách căn làn đường khi lái xe ô tô một cách chuẩn xác nhất và những lưu ý quan trọng giúp bạn trở thành một tài xế đáng tin và an toàn trên mọi chuyến hành trình.

Nội dung chính trong bài:

  1. Xác định vị trí xe đi trên đường
  2. Cách căn đường khi lái xe ô tô trong từng trường hợp cụ thể
  3. Một số lưu ý căn đường khi lái xe ô tô
  4. Những câu hỏi thường gặp

1Xác định vị trí xe đi trên đường

Người điều khiển xe ô tô cần xác định được vị trí của xe khi di chuyển để tránh lệch hướng, sai làn gây ra nguy hiểm và phạm luật giao thông. Vị trí của ô tô được xác định dựa trên hình ảnh phản chiếu của người lái so với tim đường. Được hiểu tim đường là trục đối xứng gồm nhiều đoạn thẳng nối tiếp nhau trên mặt đường.

  1. Xác định vị trí xe di chuyển về hướng bên phải: Khi vị trí của người lái chiếu xuống mặt đường lệch sang phải so với trục tim đường chứng tỏ rằng xe đang chạy sang phần đường bên phải. Nếu vị trí này càng xa trục tim đường về bên phải, thì xe đang chạy nhiều hơn sang phần đường bên phải.
  2. Xác định vị trí của xe di chuyển về hướng ở giữa: Khi lái xe, người điều khiển cảm thấy mình nằm về phía bên trái của tim đường và khoảng cách từ vị trí của xe đến tim đường nằm trong khoảng từ 35 đến 45 cm thì đây chính xác là khoảng cách thường được căn chỉnh vị trí xe đang ở giữa đường.
  3. Xác định vị trí của xe di chuyển về hướng bên trái: Khi người lái xe nhận thấy hướng xe di chuyển nằm về phía bên trái so với trục tim đường và cách tim đường trên 45cm, cho thấy xe đang đi vào phần đường bên trái. Khoảng cách giữa vị trí thực tế của xe và trục tim đường càng xa trục tim đường về bên trái, thì xe càng nằm ngoài phần đường bên trái nhiều hơn.
Xác định vị trí làn đường lái xe
Xác định vị trí làn đường lái xe

2Cách căn đường khi lái xe ô tô trong từng trường hợp cụ thể

Người điều khiển phương tiện ô tô cần luôn đảm bảo khoảng cách an toàn và căn đường sao cho hạn chế những va chạm trên đường, để thực hiện được điều này bạn cần xem xét các trường hợp cụ thể dưới đây để hiểu rõ thêm về hướng dẫn lái xe ô tô.

#1. Phương tiện di chuyển phía trước xe ô tô

Đối với xe máy: Khi người lái xe ô tô muốn xác định khoảng cách an toàn giữa phía trước của đầu xe ô tô và phía đuôi xe máy, một trong những điểm thích hợp nhất thường được sử dụng là biển số xe. Người lái xe có thể sử dụng biển số xe máy như một điểm chuẩn để đảm bảo khoảng cách an toàn. Khi biển số xe máy nằm trong tầm nhìn, không quá gần hoặc quá xa, điều này cho biết rằng khoảng cách giữa hai phương tiện là hợp lý và an toàn.

Luôn giữ khoảng cách an toàn các phương tiện lưu thông
Luôn giữ khoảng cách an toàn các phương tiện lưu thông

Đối với xe ô tô: Trong trường hợp đi trước xe ô tô của bạn là một xe ô tô khác, người lái cần điều chỉnh khoảng cách sao cho mép dưới của biển số xe 7 và mép trên của biển số xe 4 chỗ ở trong tầm nhìn tức là khoảng cách lúc này của hai xe là 1m.

Để tăng khoảng cách an toàn lên 2m và 3m, người lái có thể đo bằng cách nhìn thấy bánh sau của xe phía trước hoặc bánh sau đang ở vị trí đang giao với mặt đường. Cự ly này chỉ là cơ bản giúp tài mới dễ dàng xác định khoảng cách vì còn tùy thuộc vào từng dòng xe, vị trí ngồi cũng như độ cao khác nhau ở các gầm xe mà có thể có sự khác biệt.

Duy trì khoảng cách với xe ô tô phía trước bằng cách ước lượng thấy bánh xe
Duy trì khoảng cách với xe ô tô phía trước bằng cách ước lượng thấy bánh xe

Khi lùi hoặc đỗ xe, người lái cần có sự trợ giúp từ camera hoặc cảm biến, trong trường hợp không có phương tiện công nghệ hỗ trợ, người lái có thể người khác canh xe hộ để giúp bạn theo dõi khoảng cách an toàn và tránh va chạm. Việc duy trì khoảng cách và căn chỉnh xe đòi hỏi người lái cần nhiều thời gian để tập quen và thực hiện thuần thục.

#2. Phương tiện di chuyển song song

Mặc dù luật giao thông thường không quy định cụ thể khoảng cách tối thiểu giữa các xe khi chạy song song, nhưng việc giữ khoảng cách tối thiểu ít nhất 1m giữa các xe có thể giúp hạn chế những tình huống nguy hiểm, đặc biệt trong tình trạng giao thông đông đúc. Người lái sẽ có đủ thời gian để phản ứng phản ứng nhanh hơn trong trường hợp cần phanh gấp hoặc tránh một tình huống khẩn cấp.

Đảm bảo an toàn khi di chuyển song song với khoảng cách tối thiểu 1m
Đảm bảo an toàn khi di chuyển song song với khoảng cách tối thiểu 1m

#3. Các phương tiện di chuyển bên phải xe ô tô

Đối với xe máy: Khi xe máy di chuyển lên phía trên đầu xe bên phải xe ô tô của bạn, bạn có thể quan sát bằng cách nhìn từ điểm thắt lưng đến đầu gối người xe máy để đo khoảng cách an toàn giữa các xe khi ngồi ở vị trí lái.

Đối với xe ô tô: Để xác định khoảng cách xe bên phải đối với các xe ô tô khác, bạn có thể xác định một điểm giao nhau giữa đường thẳng kẻ từ bánh xe bên phải và đường ngang kẻ từ mép đầu xe chạy qua. Điểm giao nhau này thường nằm ở phần trước dưới của bánh xe bên phải.

Một phương pháp khác để canh phải là quan sát vào gương chiếu hậu và ước tính khoảng cách giữa mép xe của bạn với vạch phân cách. Dựa vào phán đoán này, người lái có thể dự đoán khoảng cách an toàn giữa xe của bạn và xe khác.

Luôn quan sát vào gương chiếu hậu lái xe an toàn
Luôn quan sát vào gương chiếu hậu lái xe an toàn

#4. Đối với xe ô tô di chuyển ở trên làn đường ngược chiều

Khi lái xe trên đường hai chiều và cần duy trì khoảng cách an toàn với xe khác, người lái có thể chia đường thành ba phần bằng nhau. Từ tim đường, vị trí người lái chiếu xuống mặt đường nằm trên 1/3 phần đường đầu tiên, trong khi xe nằm ở 2/3 gần mép bên phải. Phần đường cuối cùng, cũng là 1/3 còn lại, sẽ được sử dụng như khoảng cách an toàn để tránh va chạm khi hai xe gặp nhau.

Lưu ý quan trọng là trong tình huống di chuyển này, người lái nên duy trì khoảng cách tối thiểu từ 100m đến 200m để phòng các tình huống nguy hiểm khi gặp xe khác trên đường.

Nên giữ khoảng cách từ 100-200m giữa các xe
Nên giữ khoảng cách từ 100-200m giữa các xe

#5. Khi di chuyển trên các đoạn đường xấu

Khi bạn lưu thông trên đường hẹp để không xảy ra tình trạng bánh xe bị trượt, cản trở lưu thông và giúp duy trì sự an toàn cho tất cả người tham gia giao thông thì trên đường gặp tình huống hai xe đối đầu nhau, người lái thấy phần đường mà xe nào rộng hơn, xe đó nên chủ động nhường đường cho xe còn lại.

Trong trường hợp này, không bao giờ nên cố lấn đường dẫn đến nguy cơ va chạm hoặc làm cản trở giao thông. Khi muốn nhường đường người điều khiển dừng xe ngay tại vị trí đứng, tránh đỗ chéo hay chiếm diện tích lớn trên đường.

Việc di chuyển trên các tuyến đường có nhiều ổ gà, sỏi đá hay chướng ngại vật, người điều khiển ô tô cần tập trung nhiều hơn để quan sát và điều chỉnh hướng, lúc này người lái cần canh chỉnh sao cho bánh xe trái phía trước cách vật cản từ 10-15cm tính từ tâm tay lái tham chiếu xuống mặt đường, giúp bạn dễ dàng vượt qua một cách mượt mà, đồng thời làm giảm hiện tượng rung lắc của xe.

Di chuyển trên các tuyến đường có nhiều ổ gà, sỏi đá tập trung lái xe
Di chuyển trên các tuyến đường có nhiều ổ gà, sỏi đá tập trung lái xe

3Một số lưu ý căn đường khi lái xe ô tô

Việc căn chỉnh tay lái sao cho xe luôn nằm trong các làn đường phù hợp, người lái xe nên lưu ý một số điều quan trọng sau để giữ xe luôn di chuyển ở vị trí an toàn.

Ghế lái ô tô không được đặt ở chính giữa xe mà tùy vào nhà sản xuất của từng quốc gia có thể được đặt lệch về bên trái hoặc bên phải, vì thế ngoài việc quan sát tâm đường thì người lái còn cần chú ý quan sát sang hai bên xe để bao quát tình hình giao thông.

Người điều khiển xe ô tô nên hạn chế nhìn xuống mui xe vì có thể gây mất tập trung khi nhìn quá gần với tầm mắt và tầm hạn chế quan sát bao quát, dẫn đến tình huống xe đi lệch khỏi tâm đường.

Để tránh những va chạm hay tình huống nguy hiểm đột ngột xảy ra do các phương tiện phía trước gây ra, người điều khiển xe nên bỏ thói quen lựa chọn làn đường dựa trên vị trí của xe phía trước, vì khi xe đột ngột chuyển làn hoặc phanh đột ngột, điều này có thể gây ra các tai nạn nếu tài xế sau không kịp xử lý.

Nhiều người mới lái xe thường dễ tập trung vào các cọc tiêu dọc ven đường để tránh va chạm vào đó, tuy nhiên khi đối mặt với đoạn đường có nhiều khúc cua hoặc đoạn đường cong, việc tập trung vào các cọc tiêu có thể dẫn đến va chạm, mất an toàn.

Trong bài viết này, DailyXe đã giới thiệu một số quy tắc cơ bản để căn đường khi lái xe ô tô, đặc biệt dành cho tài xế mới. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn nắm vững quy tắc căn đường và luôn tập trung khi lái xe có thể tránh được những tình huống nguy hiểm trên chuyến hành trình.

4Những câu hỏi thường gặp

Sau đây là các câu hỏi thường gặp về chủ đề “cách căn đường khi lái xe ô tô” mà nhiều bạn đọc có thể quan tâm và theo dõi.

——————————————————–