Các trường hợp nào CSGT được thổi dừng xe?

V.Trần
18/03/24
Lượt xem : 45 view
5/5 - (1 bình chọn)

Các trường hợp nào CSGT được thổi dừng xe? Theo tin pháp luật ô tô cho biết, Bộ Công an vừa mới ban hành Thông tư 65/2020/TT-BCA về các quy định liên quan đến kiểm soát xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ mà CSGT được thổi dừng xe.

Các trường hợp nào CSGT được thổi dừng xe?

Trước đó, theo Điều 12 của Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định CSGT được dừng phương tiện để kiểm soát trong 5 trường hợp. Ngoài 4 điều sẽ được nêu dưới đây, Thông tư cũ cho phép CSGT dừng xe trong trường hợp “Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên”.

4 Trường hợp người tham gia có thể bị CSGT được thổi dừng xe

Từ ngày 05/08/2020 theo quy định mới từ Bộ Công an người điều khiển có thể bị dừng xe để kiểm tra trong 4 trường hợp, bao gồm:

  1. Có văn bản đề nghị của Thủ Trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng xe để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm pháp luật khác.
  2. Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông.
  3. Tin báo, phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và xe.
  4. Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát xe, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Lưu ý: Khi dừng kiểm soát phương tiện tham gia giao thông, Cảnh sát giao thông cần đảm bảo an toàn cũng như không gây cản trở đến hoạt động giao thông.

Các trường hợp nào CSGT được thổi dừng xe?

Ngoài thay đổi về các trường hợp CSGT được thổi dừng xe, người điều khiển xe ô tô và các phương tiện khác cũng cần lưu ý đến 11 trường hợp tài xế bị tịch thu giấy chứng nhận đăng ký và biển số xe từ ngày 01/08/2020. Bao gồm:

  • Xe bị hỏng hoặc phá hủy.
  • Xe tạm nhập.
  • Xe tháo máy, khung gầm.
  • Xe bị mất cắp.
  • Xe đăng ký không đúng hệ biển.
  • Xe sang tên, chuyển quyền sở hữu.
  • Xe hết niên hạn sử dụng.
  • Xe miễn thuế nhập khẩu, chuyển nhượng mục đích sử dụng.
  • Xe đăng ký tại khu kinh tế – thương mại.
  • Xe không còn nhu cầu cấp biển dân sự.
  • Xe đã đăng ký nhưng phát hiện hồ sơ giả hoặc cấp biển không đúng quy định.

Đồng thời, thông tư 58 về quy định về quy định cấp, thu hồi đăng kiểm, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ cũng đề cấp 6 trường hợp xe chưa biển chính thức vẫn được tham gia giao thông.

Các trường hợp nào CSGT được thổi dừng xe?

Theo đó, xe cơ giới chưa có biển chính thức chỉ cần xin cấp đăng ký tạm thời để lưu thông hợp pháp trên đường kể từ ngày 01/08/2020/ Tuy niên tuyến đường và phạm vi hoạt động cần đúng theo giấy chứng nhận đăng ký tạm thời. Thời hạn có giá trị của giấy chứng nhận đăng ký tạm thời sẽ kéo dài trong 30 ngày, tăng gấp đôi so với quy định hiện hành.

Các trường hợp xe phải đăng ký tạm thời

Căn cứ theo Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định về các trường hợp xe phải đăng ký tạm thời bao gồm: 

  • Xe có quyết định điều chuyển, bán, cho, tặng.
  • Xe chưa được đăng ký, cấp biển số chính thức có nhu cầu tham gia giao thông.
  • Xe ô tô làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe để tái xuất về nước hoặc chuyển nhượng tại Việt Nam.
  • Xe đăng ký ở nước ngoài được cơ quan thẩm quyền cho phép vào Việt Nam du lịch, phục vụ hội nghị, hội chợ, triển lãm, thể dục, thể thao.
  • Xe phục vụ hội nghị do Đảng, Nhà nước, Chính phủ tổ chức.

Các trường hợp nào CSGT được thổi dừng xe?