Bướm ga và kim phun là hai bộ phận quan trọng trong hệ thống nhiên liệu của ô tô, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất động cơ và mức tiêu hao nhiên liệu. Theo thời gian, chúng có thể bị bám bẩn, gây ra nhiều vấn đề khó chịu. Bảo dưỡng vệ sinh bướm ga, kim phun định kỳ là giải pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả đáng kể.
Khi động cơ hoạt động, bướm ga mở tỷ lệ tương ứng với lực tác động vào chân ga, đồng thời lượng khí hút, kim phun nhiên liệu sẽ được chuyển vào buồng đốt với một tỷ lệ phù hợp theo chu kỳ. Xăng và khí là hai yếu tố cần thiết để động cơ sản sinh đủ “sức mạnh” cho bộ máy vận hành. Chỉ cần thiếu một trong hai yếu tố trên, động cơ sẽ yếu.
Những lý do khiến bướm ga ô tô bẩn?
Ngày nay, đa số xe ô tô không điều khiển bằng dây cáp móc từ bàn đạp tới bướm ga mà thay vào đó xe sẽ sử dụng cảm biến để nhận tín hiệu sau đó điều khiển mô tơ điện đóng mở bướm ga. Người ta thường gọi đó là xe điều khiển bướm ga bằng điện tử.
Theo thời gian dài hoạt động bướm ga có thể đóng cặn đây là một sản phẩm tự nhiên trong buồng đốt động cơ. Điều này có thể làm cho chế độ cầm chừng của động cơ thấp, không ổn định hoặc khó khởi động. Do đó khi gặp hiện tượng này, tài xế nên nhanh chóng làm sạch để máy khởi động và vận hàng tốt nhất.
Khi nào cần vệ sinh bướm ga ô tô?
Bướm ga là nơi điều chỉnh không khí thực sự đi vào buồng đốt. Khi bạn đạp bàn ga thì cánh bướm sẽ mở cho phép gió đi vào trong ống góp hút. Hầu hết, bướm ga được đặt ở đầu cổ hút và nối với lọc gió động cơ. Sau một thời gian nhất định bộ phận này cần được vệ sinh để làm sạch các chất bẩn, bụi.
Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất ô tô, nên loại bỏ và làm sạch bướm ga ô tô sau khoảng mỗi 160.000 km. Tuy nhiên, cách tốt nhất để làm sạch bướm ga trong khoảng sau 50.000 km. Cách làm này sẽ đảm bảo cho động cơ hoạt động bình thường. Qua đó các bạn sẽ có thể tăng tuổi thọ của động cơ, cải thiện hiệu quả sử dụng nhiên liệu và mã lực, cũng như giảm phát thải
Các bước vệ sinh bướm ga đơn giản mà hiệu quả
Để làm sạch bướm ga, trước hết bạn cần xác định vị trí bướm ga trong xe, bướm ga thường được nối với lọc gió động cơ và sau đó tháo bướm ga ra khỏi xe và thực hiện lau chùi bụi bẩn. Hoặc bạn có thể đến gara nhờ một thợ sửa xe ô tô chuyên nghiệp để làm sạch bướm ga cho xe của bạn.
Chuẩn bị:
- 2 hộp chất làm sạch bướm ga
- Bộ dụng cụ sửa chữa ô tô chuyên dụng
- Găng tay.
- Bộ lọc gió thay thế.
- Vít, đầu phẳng và đầu Phillips
- Dẻ lau để làm sạch.
- Găng tay
Bước 1: Tháo cáp ắc quy: Bạn đeo găng tay để bảo vệ da tay của mình. Sau đó thực hiện tháo cáp cáp ác quy trước khi tháo các bộ phận khác.
Bước 2: Tháo nắp bộ lọc khí, cảm biến lưu lượng không khí và ống nạp: Thực hiện tháo nắp bộ lọc khí và tháo kết nối bộ cảm biến lưu lượng không khí và ống nạp dưới.
Bước 3: Tháo ống hút khí ra khỏi thân bướm ga: Nới lỏng ống nạp không khí sau đó lấy các ống dẫn không khỏi ra khỏi thân bướm ga. Hầu hết kết nối này được giữ cố định cố định bởi một kẹp ống, do đó bạn tháo kẹp ống cho đến khi ống nạp khí rời khỏi thân bướm ga.
Bước 4: Tháo bỏ toàn bộ ống hút không khí vào ra khỏi xe: Tiếp đó bạn tháo toàn bộ ống hút không khí ra khỏi khoang động cơ và đặt nó sang một bên để sau khi làm sạch bướm ga lắp đặt nó vào vị trí cũ dễ dàng.
Bước 5: Thay bộ lọc gió: Một bộ lọc không khí bẩn cũng ảnh hưởng đến một bướm ga bẩn. Do đó bạn nên thay một bộ lọc gió mới trước khi làm sạch bướm ga. Điều này giúp động cơ hoạt động một cách hiệu quả. Kiểm tra sổ tay dịch vụ xe ô tô của bạn để lựa chọn bộ lọc gió phù hợp.
Bước 6: Làm sạch bướm ga: Phun chất làm sạch bướm ga xung quanh thân bướm ga, để cho chất làm sạch ngấm trong một hoặc hai phút bên ngoài. Sau đó xịt chất làm sạch lên khăn và làm sạch bên trong thân bướm. Bắt đầu lau phần vỏ bên trong và bên ngoài quạt ga tỉ mỉ và cẩn thận đủ mạnh để loại bỏ lượng carbon tích tụ.
Sau khi làm sạch vỏ bướm ga bạn kiểm tra lưỡi ga bên trong và làm sạch các cạnh của nó. Nếu khăn khô hoặc có nhiều carbon tích tụ thì bạn nên tiếp tục phun chất làm sạch vào khăn để thực hiện lau bướm ga.
Bước 7: Kiểm tra và làm sạch van điều tiết: Tháo van điều tiết và làm sạch vỏ bên trong giống như cách bạn làm sạch thân bướm ga và sau đó lắp lại van điều khiển ga khi lau chùi.
Bước 8: Lắp đặt lại các thành phần bạn tháo ra theo thứ tự đảo ngược: Sau khi van điều tiết và thân bướm ga đã được làm sạch, hãy lắp đặt lại mọi thứ và kiểm tra hoạt động của bướm ga. Hãy thực hiện lắp đặt theo hướng ngược lại với lúc mà bạn tháo bỏ nó. Lưu ý nên gắn ống hút khí vào bướm ga và thắt chặt, lắp vỏ bảo vệ bộ lọc khí và kết nối với dây cáp pin đồng thời gắn bộ cảm biến lưu lượng không khí chắc chắn.
Khi nào nên vệ sinh kim phun nhiên liệu ô tô?
Để xe ô tô có thể nổ máy và lưu thông trên đường, động cơ cần phải đốt cháy nhiên liệu và không khí, hệ thống nạp khí sẽ có nhiệm vụ hút không khí vào trong và van phân phối sẽ đưa khí vào buồng đốt. Trong khi đó, xăng (nhiên liệu) sẽ được qua thiết bị lọc xăng và tới kim phun xăng. Lúc này, kim phun sẽ phun xăng trực tiếp vào buồng đốt để máy xe có thể vận hành bình thường.
Số lượng kim phun xăng cũng tùy thuộc vào các loại động cơ khác nhau. Ví dụ như: động cơ I4 thì sẽ có 4 kim phun, động cơ V6 thì sẽ có 6 kim phun, động cơ V8 thì sẽ có 8 kim phun và các loại động cơ có công suất tăng dần cũng sẽ có số lượng kim phun tăng dần.
Thông thường, việc bảo dưỡng kim phun xăng sẽ sau mỗi 15.000km. Tuy nhiên, nếu xe của bạn có những dấu hiệu như sau thì bạn cũng nên kiểm tra và vệ sinh lại kim phun xăng của mình:
– Hiệu suất động cơ không còn như lúc đầu nữa: Khi kim phun bị nghẹt, lượng xăng nạp vào buồng đốt ít hơn, khiến bạn phải nhấn ga mạnh hơn nhưng hệ thống vận hành vẫn không như lúc trước.
– Khói thải ra nhiều hơn thông thường: Khi kim phun xăng bị tắc, sẽ khiến khói phun ra từ pô nhiều hơn, do khi kim phun bị tắc sẽ làm cho xăng đốt không hết và lọt ra đường ống xả và làm đốt trong ống, từ đó sẽ khiến khói thải nhiều hơn.
– Động cơ bị khởi động trễ hoặc máy nổ yếu: Khi bạn khởi động máy lên, xăng sẽ thông qua kim phun để nạp vào buồng đốt. Nếu như kim phun quá bẩn sẽ khiến xăng không vào buồng đốt nhanh được, tạo ra hiện tượng động cơ bị trễ trong việc khởi động.
– Xăng hết nhanh hơn bình thường: Khi bạn chạy xe, thì sẽ tiêu thụ một lượng xăng. Thế nhưng nếu lượng xăng bị mất đi quá nhanh hơn bình thường, thì đó cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn cần phải vệ sinh lại đầu kim phun xăng của xe bạn rồi đấy.
– Tiếng động cơ ồn ào hơn thông thường: Khi kim phun bị nghẹt sẽ khiến bạn phải nhấn ga mạnh hơn, nhưng công suất vẫn không như ý bạn được, điều này vô tình sẽ khiến động cơ của bạn phải hoạt động nhiều hơn dẫn đến việc động cơ của bạn sẽ ồn ào hơn.
Cách vệ sinh kim phun nhiên liệu
Súc rửa kim phun trực tiếp
Bạn sẽ tháo kim phun ra và dùng dung dịch tẩy rửa để xúc trực tiếp. Tuy cách này hiệu quả hơn, nhưng để tháo được kim phun ra tốn khá nhiều thời gian và tay nghề của người tháo phải cao mới không làm hỏng các chi tiết khác. Nếu bị hỏng các chi tiết khác như gioăng cao su, bạn sẽ phải tốn thêm một chi phí không đáng có nữa đấy. Do đó, các nhà sản xuất xe hơi chỉ khuyên ta nên xúc trực tiếp sau 50.000 km đi.
Sử dụng dung dịch chuyên dụng gián tiếp
Bạn sẽ pha dung dịch vào xăng theo một tỷ lệ cho trước hoặc đưa vào kim phun qua ống dẫn xăng để tẩy rửa lại kim. Tuy nhiên, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về các loại dung dịch để biết loại nào là phù hợp với động cơ xe.
Khi vệ sinh kim phun nhiên liệu ô tô, bạn sẽ giảm thiểu được ma sát của động cơ cũng như loại bỏ được các cặn bụi còn xót lại bên trong. Bạn sẽ dọn sạch các cặn bẩn, giúp quá trình phun và đốt nhiên liệu diễn ra cực kỳ tốt và phục hồi hiệu suất động cơ. Làm sạch được van nạp đảm bảo tốc độ của dòng chảy nhiên liệu từ đó giúp việc tăng tốc và vận hành xe được tốt hơn. Giúp làm sạch muội than trong bugi và giúp động cơ hoạt động hiệu quả hơn.