Có thể bạn chưa biết rằng mỗi chiếc xe được cấu thành bởi ít nhất 30.000 bộ phận đây là con số có thể khiến bạn hoang man mỗi khi tự bảo dưỡng ô tô cũ tại nhà. Và một điều quan trọng nữa không kém chính là duy trì xe trong tình trạng sáng bóng, hoạt động tốt là cách tốt nhất để đảm bảo độ an toàn của xe sau nhiều năm sử dụng vì xe ô tô cũ sẽ tránh khỏi hao mòn về máy móc.
Nếu đảm bảo được điều này sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí bảo dưỡng chưa kể một ngày nào đó bạn có ý định bán lại để đời xe cao hơn thì chắc chắn sẽ được giá tốt hơn hoặc không thì bạn cũng có được 1 xế cưng dù cũ nhưng luôn đảm bảo máy móc hoạt động tốt, trang bị luôn mới,… tạo cảm giác phấn khích mỗi cho mỗi chuyến đi.
Không nhất thiết là phải thực hiện việc bảo dưỡng định kỳ xe ô tô theo khuyến cáo của nhà sản xuất là tốt nhất, theo chuyên gia kỹ thuật xe ô tô cũ VN mỗi bộ phận đều có tuổi thọ và thời gian sử dụng khác nhau, vì vậy người dùng nên chủ động thường xuyên kiểm tra để đảm bảo an toàn khi vận hành xe ô tô cũng phần nào đó tránh hư hỏng phát sinh ngoài ý muốn.
Có rất nhiều bộ phận tuy nhiên xe ô tô cũ đã trải qua thơi gian dài sử dụng số km cao chủ xe cần lưu ý đến các bộ phận sau đây bao gồm:
- Kiểm tra dầu
- Kiểm tra lốp
- Cửa, kính chắn gió, cần gạt nước
- Phanh, động cơ
- Nội thất (bao gồm dây an toàn)
- Nước làm mát động cơ
- Hệ thống đèn chiếu sáng
- Vệ sinh buồng đốt
Trên thực tế sau khi khảo sát qua hàng loạt xe ô tô vận hành trong điều kiện đường sa, khí hậu tại VN các bộ phận nêu trên rất dễ hư hỏng, hao mòn vì vậy chủ xe nên thường xuyên kiểm tra để tiến hành chăm sóc, bảo dưỡng định kỳ xe ô tô tại nhà sau đây:
Kiểm tra dầu nhớt
Lưu ý: Trước khi tiến hành thay dầu bạn cần khởi động xe và chạy trong vài phút giúp làm ấm rồi tắt máy, sau đó dùng que thăm dầu để kiểm tra mực dầu để biết được nên châm thêm nếu mực dầu thấp hoặc có thể thay mới.
Kiểm tra lốp
Thay lốp xe ô tô sau khoảng 40.000km đến 50.000km để đảm bảo an toàn. Kiểm tra và bơm áp suất lốp thường xuyên để tránh nguy cơ gãy nứt hoặc mòn.
Đường xấu và cán đinh có thể làm hỏng lốp nhanh hơn. Kiểm tra áp suất bằng hệ thống báo áp suất hoặc dụng cụ đo áp suất.
Cửa, kính chắn gió, cần gạt nước
Nội thất
Hệ thống đèn chiếu sáng
Nước làm mát động cơ
Nước làm mát động cơ đóng vai trò quan trọng trong việc truyền nhiệt từ động cơ ra két làm mát. Thiếu nước làm mát có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khiến động cơ không hoạt động bền bỉ và ổn định.
Để duy trì chất lượng nước làm mát, bạn cần sục két nước và thêm nước mới ít nhất mỗi 2 năm hoặc sau mỗi 40.000km. Kiểm tra mức nước làm mát đơn giản bằng cách mở nắp khoang động cơ khi động cơ nguội và đảm bảo mực nước nằm giữa vị trí “Min” và “Max”.
Một lưu ý quan trọng là không bao giờ mở nắp két nước làm mát khi động cơ hoạt động, đặc biệt là sau khi xe vừa di chuyển hoặc động cơ đang nóng. Hành động này có thể gây nguy hiểm và gây cháy nước nóng phun ra ngoài.
Vệ sinh buồng đốt
Điểm nhận biết buồng đốt cần được vệ sinh chính là trên đỉnh piston, xupap sẽ tích tụ, bám các muội than, nguyên nhân là do động cơ làm việc lâu ngày. Hậu quả nếu không vệ sinh là gây hỗn loạn trong buồng đốt và gia tăng tỉ số nén hay gây áp ảnh hưởng đến động cơ.
Lời khuyên là chủ xe đã chăm sóc, bảo dưỡng định kỳ xe ô tô xe thì tốt nhất nên dành ra ít thời gian để kiểm tra buồng đốt nếu phát hiện các muội thanh bám này nên vệ sinh loại bỏ đặc biệt với xe trải qua một thời gian dài sử dụng.
Thongtinxe hi vọng rằng bài viết trên sẽ là những thông tin bổ ích. Nhằm giúp cho xe của quý đọc giả luôn bền bỉ và êm ái.