Không ít chị em phụ nữ vẫn phải tự mình lái xe ô tô khi mang thai. Vậy bà bầu lái xe ô tô có ảnh hưởng gì hay không? Phụ nữ mang thai có nên lái xe ô tô hay không? Bà bầu cần chú ý gì khi lái xe ôtô ? Cách thức lái xe ô tô an toàn cho bà bầu ?
Đây là những thắc mắc mà rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Bởi trong xã hội hiện đại, phụ nữ phải đối mặt với nhiều áp lực, nhất là trong giai đoạn thai kỳ. Thấu hiểu được các lo lắng trên, bài viết này là dành riêng cho các mẹ bầu an tâm khi bất khả kháng phải lái xe ô tô.
Trong bài viết này, tôi sẽ lần lượt chỉ ra 11 nguyên tắc lái xe an toàn khi mang thai mà bà bầu nào cũng cần chú ý đọc thật kỹ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, hạn chế ảnh hưởng tới thai nhi. Hy vọng sẽ thật sự hữu ích khi các chị em phụ nữ cần lời khuyên về việc tự cầm lái xe ô tô.
- Không nên lái xe trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ
- Lái xe chậm rãi với tâm trạng thoải mái
- Không dùng nước hoa ô tô hay các đồ vật cứng
- Thắt dây an toàn cho mẹ bầu đúng cách
- Điều chỉnh vị trí lái phù hợp nhất
- Khắc phục tối đa các cơn thèm ăn và buồn nôn trên xe
- Không lái xe trên đoạn đường xấu
- Không lái xe đường dài
- Bà bầu cần hạn chế lái xe khi thời tiết xấu
- Không mang giày cao gót
- Nghỉ ngơi điều độ và hạn chế lái xe
1Không nên lái xe trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ
Nếu đang mang thai thì trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối là thời điểm mẹ bầu tốt nhất là không nên lái xe. Do khi lái xe, bạn phải luôn ngồi trong tư thế thẳng và gò bó là nguyên nhân gây chèn ép tử cung khiến máu lưu thông khó khăn. Ngoài ra, các biểu hiện của ốm nghén như mệt mỏi, buồn ngủ trong ba tháng đầu sẽ làm mẹ bầu không thật sự thoải mái cầm lái, dễ gây mất tập trung, nguy hiểm khi lái xe.
Vào những tháng cuối thai kỳ, lúc này bụng của bạn sẽ to hơn khiến mọi động tác trở nên kém linh hoạt, dễ bị vướng víu. Khi đó, các va chạm như phanh xe cũng dễ tác động đến bụng và ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt, chân mẹ bầu cũng dễ bị chuột rút hơn vào ba tháng cuối nên bạn cần hạn chế lái xe ô tô.
Từ tuần 14 đến tuần 28 là thời kỳ ổn định để mẹ bầu có thể lái xe. Tuy nhiên, bạn vẫn không nên lái xe nếu cơ thể cảm thấy không khỏe, nhức đầu, chóng mặt hoặc bị chuột rút.
2Lái xe chậm rãi với tâm trạng thoải mái
Khi lái xe, mẹ bầu nên lái xe chậm rãi, thoải mái và không nên tức giận vì tâm trạng không tốt sẽ khiến mẹ bầu không thể xử lý tốt các tình huống giao thông, có thể gây ra tai nạn. Nếu có bất cứ sự cố gì xảy ra khi lái xe, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để thăm khám để đảm bảo sự an toàn về sức khỏe cho cả mẹ và bé.
3Không dùng nước hoa ô tô hay các đồ vật cứng
Nước hoa cũng được xem là nguyên nhân gây dị ứng mùi hương ở mẹ bầu. Tình trạng dị ứng mùi là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy buồn nôn, khó thở. Đặc biệt, thành phần Methanol có trong nước hoa cũng không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Do đó, không nên đặt nước hoa hay túi thơm vào xe hơi khi lái xe lúc mang thai. Bạn có thể sử dụng vỏ cam quýt trong xe sẽ cực kỳ an toàn và giúp bầu không khí trong xe dễ chịu hơn.
Ngoài ra, bạn cũng không nên đem và đặt vật cứng vào trong xe để hạn chế nguy cơ tổn thương cho mẹ bầu khi sự cố xảy ra.
4Thắt dây an toàn cho mẹ bầu đúng cách
Nhiều phụ nữ lo sợ dây an toàn sẽ ảnh hưởng đến thai nhi nên thường không sử dụng. Thế nhưng đây là trang bị cực kỳ quan trọng trên xe, nếu không có sẽ gia tăng tăng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Trước khi lái xe chúng ta luôn phải thắt dây an toàn. Đối với mẹ bầu khi thắt dây an toàn nên kéo qua vai xuống giữa ngực và kéo sang bên bụng. Cần tránh đặt đai an toàn qua bụng mà nên để phần cố định của đai ở hông, phần dưới đai đặt dưới vòng bụng.
Cần kéo căng phần dây và để dây thật phẳng theo đường cong của bụng. Đặc biệt dây đai không được đặt ở dưới cánh tay, bởi nếu có tai nạn xảy ra sẽ có nguy cơ gây thương tích nghiêm trọng.
5Điều chỉnh vị trí lái phù hợp nhất
Cần đảm bảo ghế lái có khoảng cách phù hợp và thoải mái với cơ thể cùng bàn đạp. Khoảng cách lý tưởng nhất là ngồi xa tay lái khoảng 25cm để bảo vệ bụng trong trường hợp túi khí bung ra khi có va chạm. Nếu xe của bạn có thể điều chỉnh vô lăng thì hãy chuyển tâm của vô lăng ra khỏi phía bụng và hướng về ngực. Sau khi điều chỉnh ghế ngồi, bạn nên chỉnh lại vị trí của gương chiếu hậu và gương bên ngoài.
Để tránh bị đau lưng khi cầm lái, bạn nên kê chiếc gối tròn nhỏ hoặc khăn bông mềm đủ độ dày ở phần sau lưng ghế lái sẽ mang đến sự thoải mái và dễ chịu khi lái xe.
Đọc thêm: Phụ nữ nên học bằng lái ô tô B1 hay B2 thì phù hợp?
6Khắc phục tối đa các cơn thèm ăn và buồn nôn trên xe
Khi đang mang thai, chắc hẳn các mẹ sẽ không thể tránh khỏi những cơn ốm nghén và thèm ăn. Do đó, khi đang lái xe, để giảm bớt tình trạng này, bạn cần uống nhiều nước, ăn đồ ăn nhẹ mà mình yêu thích để đáp ứng cơn thèm ăn.
Ngoài ra, trên xe nên có sẵn túi nilong và ngăn đựng đồ của bạn. Khi lái xe mà cơ thể mất tập trung, cơn buồn nôn và thèm ăn xuất hiện, mẹ bầu nên dừng xe lại nghỉ ngơi ít phút để cơ thể lấy lại trạng thái thoải mái rồi mới tiếp tục hành trình.
7Không lái xe trên đoạn đường xấu
Mẹ bầu không nên lái xe trên những đoạn đường xấu như gồ ghề, sỏi đá, trơn trượt, đường sốc để giảm thiểu các ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu ngày hôm đó, sức khỏe bạn không được tốt, cơ thể yếu thì không nên cầm lái. Hãy nhờ người thân cầm lái sẽ đảm bảo an toàn cho bạn trong chuyến đi.
8Không lái xe đường dài
Khi ngồi trên xe với tư thế không thoải mái quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai, vỡ ối với các tháng gần cuối thai kỳ. Đặc biệt sẽ khiến các mẹ dễ gặp tình trạng đau lưng, chân phù nề, nhức mỏi. Vì vậy, tốt nhất bạn không nên lái xe đường dài, nếu cần thiết cầm lái thì chỉ lái khu vực gần nơi mình sinh sống hoặc gần các khu dân cư, bệnh viện để dễ bề xoay sở khi cần hỗ trợ.
Cần chuẩn bị kỹ cho những chuyến đi dài là điều mẹ bầu cần đặc biệt chú ý. Khi bạn có dự định di chuyển tới nơi xa, hoặc ngồi trên một chuyến xe dài, mẹ bầu cần hỏi thăm ý kiến bác sỹ, họ sẽ chia sẻ các thông tin hữu ích cho bạn biết phải làm những gì khi xảy ra những tình huống khẩn cấp.
9Bà bầu cần hạn chế lái xe khi thời tiết xấu
Mẹ bầu cũng không nên lái xe khi thời tiết xấu để tránh tình trạng phanh gấp ảnh hưởng đến thai nhi. Nguyên tắc lái xe ô tô trời mưa an toàn cho mẹ bầu cần chú ý đó là cần giảm tốc độ, giữ khoảng cách nhất định với xe phía trước để tránh tình trạng phanh gấp. Lái xe trong điều kiện thời tiết xấu, mẹ bầu cần bình tĩnh, tập trung, quan sát kỹ lưỡng, ra tín hiệu đèn xe khi muốn chuyển làn hay tấp vào lề.
Đọc thêm: 9 kinh nghiệm lái xe ô tô trời mưa lớn an toàn cho tài xế
10Không mang giày cao gót
Không riêng gì khi phải cầm lái mà trong quá trình đi lại hằng ngày, mẹ bầu nên ưu tiên đi giày thể thao hoặc giày đế bằng thoải mái, tránh xa giày cao gót. Nếu điều kiện thời tiết thuận tiện, mẹ bầu có thể tắt điều hòa, mở cửa sổ hứng gió tự nhiên. Tuy nhiên, trường hợp nhiệt độ trong xe và bên ngoài có sự chênh lệch quá lớn, hoặc thời tiết bên ngoài quá nóng hoặc quá lạnh sẽ rất dễ làm bà bầu bị cảm.
11Nghỉ ngơi điều độ và hạn chế lái xe
Thực tế là phụ nữ có thai không nên lái xe ô tô đường dài và cần có chế độ nghỉ ngơi điều độ. Bởi vì thời gian ngồi xe kéo dài sẽ dẫn đến mệt mỏi, sưng bàn chân và sưng mắt cá chân.
Khi mang thai, do sự thay đổi về hormone trong cơ thể nên mẹ bầu sẽ dễ rơi vào tình trạng căng thẳng hơn người bình thường. Do đó, bạn cần hạn chế lái xe để giảm bớt sự căng thẳng, nhất là tình trạng buồn ngủ khi lái xe đồng thời giúp máu dưới lòng bàn chân lưu thông hiệu quả, từ đó sẽ tránh được sưng tê nhức mỏi chân khi ngồi lâu trên xe. Mẹ bầu cũng nên thường xuyên di chuyển và vận động nhẹ nhàng như duỗi chân, co chân và khởi động các ngón chân sẽ giúp việc lái xe thoải mái hơn.
Trên đây là những lưu ý khi mẹ bầu phải bắt buộc cầm lái ô tô. Tốt hơn hết, mẹ bầu nên hạn chế cầm vô lăng. Vị trí phù hợp và an toàn nhất cho bà bầu là vị trí giữa của hàng ghế sau. Nếu ngồi ở ghế trên cạnh ghế lái, bạn cần kéo ghế đó xa nhất để bảo vệ bụng của mình khi tình huống túi khí bung ra do va chạm.
Như vậy, bà bầu có nên lái xe ô tô không? Câu trả lời sẽ là phụ nữ đang mang thai có thể lái xe ô tô ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu cần nắm rõ các nguyên tắc lái xe an toàn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân và thai nhi. Và lời khuyên tốt nhất vẫn là khi mang thai thì không nên điều khiển xe ô tô. Chúc các mẹ bầu thật nhiều sức khỏe và có biện pháp bảo vệ bản thân khi cầm lái xe hơi!
——————————————————–