Nguyên nhân khiến động cơ xe ô tô bị giật cục khi tăng tốc, động cơ rung giật có thể bắt nguồn từ các bộ phận khác nhau trên xe, nhưng chủ yếu là Bugi bị hỏng, cảm biến ôxy bị bào mòn hay lọc gió bám bụi quá nhiều là những nguyên nhân gây ra tình trạng xe ô tô bị giật cục hay rung lắc khi xe tăng vận tốc. Cùng thongtinxe tìm hiểu nguyên nhân qua bài viết sau đây nhé !
Khi động cơ ô tô giật cục, nguyên nhân chính có thể hệ thống nhiên liệu, hệ thống cung cấp khí hay hệ thống đánh lửa đã không làm việc tốt, để quá trình cháy diễn ra nhịp nhàng. Nhiên liệu cung cấp không đủ, kim phun bẩn, lọc nhiên liệu tắc là những “tội đồ” chính. Bơm xăng cũng là đối tượng đầy ngờ vực.
Động cơ ô tô giật cục khi tăng tốc cần phải được xử lý ngay vì rất có thể nhiều bộ phận đang “kêu cứu”. Bạn cần phải nhanh chóng xử lý vì rất nguy hiểm nếu để quá lâu, nhất là với những xe đã sử dụng lâu năm.
Nguyên nhân khiến động cơ xe ô tô bị giật cục khi tăng tốc
Áp suất nhiên liệu được duy trì ổn định, máy tính trung tâm ECU kiểm soát lượng nhiên liệu phun thông qua thời gian đóng mở kim phun. Mọi sự diễn ra suôn sẻ là khi lỗ phun thanh thoát khi kim phun tràn đầy nhiên liệu mở ra. Bụi bẩn dính trên đầu kim phun làm thu hẹp tiết diện lỗ phun, lượng nhiên liệu mà hệ thống cung cấp ít hơn so với tính toán của ECU. Có nghĩa rằng hệ thống nhiên liệu, hệ thống cung cấp khí hay hệ thống đánh lửa đã không làm việc tốt, để quá trình cháy diễn ra nhịp nhàng. Điều này sẽ khiến cho động cơ có hiện tượng giật khi tăng tốc.
Lười thay lọc xăng
Nếu lười thay lọc xăng thì dù bơm xăng có gầm rú cũng chẳng thể cung cấp đủ nhiều liệu cho vòi phun. So với gió, xăng luôn là kẻ đến sau và hậu quả là khiến động cơ xe ô tô bị giật cục khi tăng tốc
Khi động cơ làm việc, áp suất không khí chênh lệch giữa bên trong và bên ngoài họng hút kéo không khí ùa vào buồng cháy, điều này cũng khiến cho không khí bên ngoài lọt vào buồng đốt qua các khe hở trên đường ống. Không kiểm soát được lượng khí cấp, ECU rối bời, điều khiển kim phun một cách mù quáng. Xăng ít, khí nhiều dẫn đến quá trình cháy diễn ra không như mong đợi.
Do bugi hỏng
Bugi bị hư hỏng có thể gây ra một số vấn đề về hiệu suất động cơ, bao gồm cả hiện tượng rung giật. Bugi có thể bị mòn các điện cực, các điện cực bị chảy, muội than bám trên các điện cực, điều này sẽ làm cho khe hở giữa các điện cực bị rộng ra, khiến tia lửa bị yếu làm cho quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí bị suy giảm. Công suất động cơ sẽ bị giảm xuống hay động cơ bị rung giật khi hoạt động.
Ngoài ra, hư hỏng có thể là do các dây cao áp, bộ chia điện bị hư hỏng. Bạn sẽ cần thay thế bugi cũng như các bộ phận khác của hệ thống đánh lửa để khắc phục hiện tượng rung giật cũng như hiện tượng giảm công suất.
Lọc gió bám bụi quá nhiều
Lọc gió động cơ nếu bị than muội, cặn bẩn bám đầy thì sẽ bị tắc nghẽn khiến cho không khí vào khoang máy không đều, dẫn đến quá trình hoạt động của động cơ không được nhuần nhuyễn và xảy ra hiện tượng giật cục. Kinh nghiệm về ô tô của các chuyên gia chia sẻ đó là chủ xe nên thường xuyên vệ sinh bộ phận này và có thể thay mới nếu như lọc gió đã quá cũ.
Không khí trong buồng đốt
Trong quá trình động cơ vận hành, sự chênh lệch áp suất bên trong và bên ngoài buồng đốt kéo không khí vào buồng, làm cho chúng dễ dàng lọt vào qua các khe hở trên hệ thống đường ống. Từ đó lượng khí cấp cho buồng trở nên khó kiểm soát, hệ thống ECU không thể làm việc một cách ổn định như bình thường nên kim phun cũng hoạt động không đúng quy định. Nhiên liệu chỉ cung cấp vừa đủ nhưng khí quá nhiều, quá trình đốt nhiên liệu sẽ tiến hành không đảm bảo, tạo nên hiện tượng xe giật cục khó chịu mỗi khi tăng tốc.
Trong buồng đốt, mọi quá trình đốt cháy nhiên liệu được diễn ra và nguyên nhân của hiện tượng xe rung lắc cũng xuất phát sâu xa từ đây. Tỉ lệ xăng – không khí lý tưởng là 1:14. Tuy nhiên nếu tỉ lệ trên thực tế không đảm bảo đúng tiêu chuẩn (như quá cao hoặc quá thấp) thì quá trình đốt cháy động cơ cũng không được đảm bảo, thậm chí nhiên liệu sẽ không thể cháy được. Tất nhiên, điều này dẫn đến việc xe giật cục ầm ầm là không thể tránh khỏi.
Do cảm biến vị trí bướm ga TPS
Cảm biến này có nhiệm vụ gửi tín hiệu về góc mở của bướm ga đến ECU dưới dạng tín hiệu điện áp. Nếu các biến trở bị hư hỏng, ngắn mạch xảy ra thì ECU sẽ điều khiển phun nhiều nhiên liệu vào buồng đốt. Còn khi mạch điện của cảm biến bị hở thì nhiên liệu sẽ được phun ít lại cùng với các vấn đề khác xảy ra khi động cơ chạy không tải như: rung giật, chết máy, khó khởi động.
Cảm biến oxy
Cảm biến này có nhiệm vụ đo lượng oxy trong khí thải và gửi tín hiệu này tới ECU động cơ dưới dạng tín hiệu điện áp. ECU sẽ sử dụng thông tin này và tính toán lượng nhiên liệu cần phun vào buồng đốt. Tuy nhiên qua thời gian sử dụng, cảm biến sẽ bị muội than bám và bít các lỗ trên thân cảm biến. Từ đó làm cho tín hiệu gửi về ECU không chính xác, làm cho động cơ mất lửa, tiêu hao nhiên liệu hoặc ảnh hưởng tới kim phun.
Van tuần hoàn khí thải EGR
Van EGR có nhiệm vụ đưa một phần khí thải vào đường buồng đốt để làm giảm nhiệt độ động cơ và giảm các thành phần độc hại trong khí thải. Van EGR có thể bị kẹt đóng, mở hoặc thậm chí bị rò rỉ. Khi điều này xảy ra động cơ sẽ bị rung giật hoặc chết máy do hỗn hợp nhiên liệu và không khí quá nghèo.
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát ECT
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát hư hỏng cũng có thể ảnh hưởng tới công suất động cơ. Hoạt động của cảm biến có thể ảnh hưởng tới hệ thống nhiên liệu. ECU sử dụng tín hiệu của cảm biến ECT để quyết định lượng nhiên liệu phun vào trong buồng đốt tùy thuộc vào nhiệt độ động cơ.Vì vậy, khi cảm biến bị hư hỏng động cơ sẽ bị tiêu hao nhiên liệu, rung giật hoặc dễ chết máy khi trời lạnh.
Van thông khí hộp trục khuỷu PCV
Van PCV có nhiệm vụ đưa khí sót trong hộp trục khuỷu vào đường ống nạp để đốt cháy lại. Qua thời gian hoạt động bộ phận này có thể bị tắc nghẽn hay bị hư hỏng và làm cho động cơ mất lửa, tiêu hao dầu nhớt hay khó khởi động.
Cảm biến khối lượng không khí nạp MAF
Cảm biến MAF nằm trên đường ống nạp, vì thế nó dễ bị bám nhiều bụi bẩn và làm cho tín hiệu của cảm biến gửi về bộ xử lý trung tâm bị sai lệch. Khi đó động cơ sẽ có biểu hiện như: giảm công suất, rung giật khi chạy cầm chừng và có thể bị chết máy khi tăng tốc. Bạn có thể tự mình kiểm tra cảm biến bằng đồng hồ VOM để xem hoạt động của cảm biến có chính xác hay không.
Ngoài ra, các hư hỏng với bơm nhiên liệu, bướm ga, ron làm kín nắp máy hoặc rò rỉ chân không cũng có thể khiến động cơ bị rung hay giật cục khi hoạt động.
- 3 mẫu xe Mazda được yêu thích nhất tại thị trường Đông Nam Á
- Cách xử lý xe không chính chủ theo thông tư 24/2023/TT-BCA
- Top 10 xe ô tô bán chạy nhất tháng 06/2024: Bất ngờ Hyundai Creta trở lại cuộc đua
- Nguyên nhân và cách khắc phục kính lái ô tô bị mờ
- Liberty Walk ra mắt gói độ thân rộng “cực chiến” cho Toyota Land Cruiser 300