Lọc gió xe ô tô và những điều bạn nên biết

V.Trần
26/03/24
Lượt xem : 652 view
Rate this post

Bộ lọc gió nói chung trên xe ô tô có tác dụng lọc và ngăn ngừa bụi bẩn trong không khí vào hệ thống nhiên liệu, dầu nhớt, hệ thống làm mát (điều hòa) và vào buồng đốt động cơ đều được đánh giá là rất quan trọng. Việc vệ sinh, thay thế định kỳ các bộ lọc trong xe ô tô là rất cần thiết để đảm bảo cho xe luôn vận hành ổn định. Cùng thông tin xe tìm hiểu về lọc gió ô tô qua bài viết sau đây nhé!

Bộ lọc gió sẽ khiến cho các hạt bụi lấp đầy vào các lỗ thông khí của lọc giúp làm giảm đi lưu lượng khí cần cung cấp cho động cơ, bụi thực sự không gây ra hiện tượng ” nằm đường ” của xe, nhưng chúng liên quan đến hiệu suất hoạt động, độ bền, sự thoải mái… Trong một thời gian dài, bụi bẩn, cặn, dị vật,.. sẽ kéo theo việc giảm công suất của động cơ và gây tốn xăng, làm nóng máy tạo ra muội than trong buồng đốt và đầu bugi. Ngoài ra, nếu sử dụng lọc gió kém chất lượng hoặc bị rách sẽ là nguyên nhân bụi bẩn đi vào và bám đầy vào đầu cảm biến lưu lượng làm cho động cơ hoạt động không ổn định.

Lọc gió xe ô tô và những điều bạn nên biết

Những bộ lọc cần thay thế định kỳ trên xe ô tô

1. Lọc gió động cơ (Air Filter)

Lọc gió động cơ (Air filter) thường đặt trong khoang động cơ dưới nắp capô, bộ phận này có vai trò lọc bụi bẩn trong không khí trước khi được đưa vào buồng đốt động cơ. Sau một thời gian sử dụng, bụi bẩn, hơi ẩm bám vào màng lọc, lấp đầy lỗ thông khí của bộ lọc. Nếu không được vệ sinh, thay thế sẽ gây cản trở lượng không khí vào động cơ, gây sai lệch tỉ lệ hòa khí (nhiên liệu và không khí) làm giảm công suất, nóng máy và gây muội than trong buồng đốt.

Lọc gió động cơ

Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, người dùng ô tô nên chú ý vệ sinh định kỳ hệ thống lọc gió động cơ sau khi xe vận hành được 5.000 km, đồng thời thay lọc gió mới sau 20.000 km. Với các xe đời cũ, thường xuyên sử dụng trong môi trường nhiều bụi bẩn nên vệ sinh lọc gió sau 3.000 – 4.000 km; thay mới sau 15.000 km.

Nên thường xuyên kiểm tra hệ thống lọc gió, nếu phát hiện bộ lọc bị rách, ẩm… nên thay thế bằng lọc gió mới.

2. Lọc gió điều hòa (Cabin Filter)

Lọc gió hệ thống điều hòa hay còn gọi là lọc Cabin, Cabin Filter có nhiệm vụ lọc không khí, ngăn cản bụi bẩn, dị vật từ bên ngoài, thậm chí là ở khoang máy vào trong khoang nội thất bên trong xe. Đối với các xe sedan, hệ thống điều hòa luôn được bật, trong quá trình lấy gió ngoài, bụi bẩn bám vào màng lọc làm giảm đi lượng gió, không khí lấy từ ngoài vào sinh ra rất hại hệ thống điều hòa làm mát của xe.

Lọc gió điều hòa

Ngoài ra việc bụi bẩn và tiếp xúc với môi trường đỗ xe ở những nơi ẩm thấp cũng là nơi nấm mốc, côn trùng ị bậy, xác chết côn trùng… khiến cho khoang nội thất xe sẽ có mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của lái xe và hành khách. Nhiều thợ kỹ thuật thay thế thường phát hiện xác côn trùng chết, phân chuột, nấm mốc, gián….

Với bộ phận này, người dùng ô tô nên chú ý kiểm tra vệ sinh sau khi sử dụng xe khoảng 5.000 km, thay mới sau 20.000 km. Trong quá trình sử dụng, nếu không khí đi qua điều hòa giảm, hệ thống quạt gió phát ra tiếng kêu… nên kiểm tra, thay thế lọc gió điều hòa.

3. Lọc dầu động cơ (Oil Filter)

Thường được người dùng ô tô gọi là “cốc lọc dầu”, bộ phận này có cấu tạo nhỏ gọn nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc lọc sạch cặn bẩn, tạp chất trong dầu nhớt, đảm bảo cho việc bôi trơn các chi tiết bên trong động cơ.

Lọc dầu động cơ

Không giống như lọc gió, hệ thống lọc dầu động cơ không thể vệ sinh mà phải thay mới định kỳ sau một thời gian sử dụng. Hầu hết các sách hướng dẫn sử dụng, chăm sóc trên các mẫu ô tô, người dùng nên chú ý kiểm tra mức dầu động cơ và thay thế bộ lọc dầu sau 10.000 km. Để không bỏ quên bộ phận này, một số người có kinh nghiệm dùng ô tô thường thay “cốc lọc dầu” sau 2 lần thay dầu nhớt động cơ. Trường hợp lọc dầu bị hỏng nên thay thế để không làm ảnh hưởng đến quá trình bôi trơn động cơ.

Trên một số mẫu xe, “cốc lọc dầu” thường được bố trí dưới gầm động cơ, vì vậy khi thay thế cần chú ý việc lắp đặt để không làm rò rỉ. Ngoài ra, nên lựa chọn các bộ lọc dầu chính hãng như Wunder Oil Filter, Denso, Bosch… đảm bảo chất lượng và tìm hiểu kĩ các thông tin kỹ thuật của động cơ để chọn bộ lọc dầu phù hợp.

4. Lọc nhiên liệu (Gasoline Filter)

Lọc nhiên liệu hay còn gọi là lọc xăng, lọc dầu diesel… cấu tạo từ giấy tiêu chuẩn, hỗn hợp của xen-lu-lô, sợi tổng hợp, sợi thủy tinh. Trên một số dòng xe, bộ phận này thường nằm ở dưới gầm xe, gần động cơ dưới nắp capô hoặc trong bình nhiên liệu. Xăng, dầu diesel bán trên thị trường khi bơm vào xe sẽ qua bộ lọc nhiên liệu trước khi vào động cơ để được đốt cháy.

Lọc nhiên liệu

Trong quá trình sử dụng, nếu bị bám cặn bẩn hay hư hỏng sẽ làm bộ lọc nhiên liệu bị tắc, dòng nhiên liệu đến chế hòa khí hoặc vòi phun bị chặn lại khiến động cơ khó khởi động, bị giật cục, xe vận hành không ổn định.

Với chất lượng xăng dầu hiện nay, đặc biệt là ở Việt nam, người dùng nên chú ý mang xe đến trung tâm chăm sóc ô tô để kiểm tra vệ sinh lọc nhiên liệu định kỳ. Sau quá trình sử dụng khoảng 40.000 km, nên thay mới lọc nhiên liệu.

Lọc gió trên xe ô tô có tác dụng gì?

Bên cạnh lọc nhiên liệu (xăng, dầu) thì lọc gió cũng là bộ phận quan trọng trên xe ảnh hưởng đến công suất, tiêu hao nhiên liệu của động cơ. Đầu tiên ta cần phân biệt rõ, trên xe ô tô có 2 loại lọc gió khác nhau bao gồm lọc gió động cơ buồng đốt và lọc gió máy lạnh.

1. Lọc gió cho động cơ, buồng đốt

Lọc gió cho động cơ, buồng đốt

Lọc gió động cơ có nhiệm vụ lọc không khí và ngăn bụi bẩn vào động cơ. Khi sử dụng xe lâu ngày, lọc gió bị bẩn do các hạt bụi lấp đầy lỗ thông khí của lọc, làm giảm lưu lượng không khí vào động cơ gây sai lệch tỉ lệ hoà khí (nhiên liệu và không khí) làm giảm công suất, nóng máy và gây muội than trong buồng đốt, ảnh hưởng đến hệ thống đánh lửa, ở đây trực tiếp là bugi.

Ngoài ra, nếu lọc gió kém chất lượng, quá hạn hoặc rách sẽ khiến cho bụi bẩn đi qua nhiều và bám vào đầu cảm biến lưu lượng khí nạp. Điều này làm giảm độ nhạy, gây ra sai số khiến cho lượng nhiên liệu cung cấp không chính xác dẫn đến động cơ hoạt động kém ổn định.

  • Khi nào cần thay lọc gió động cơ?

Đối với xe mới, theo khuyến cáo của các hãng và theo quy trình bảo dưỡng, lọc gió động cơ cần thay vệ sinh sau mỗi 5.000 km và thay mới sau mỗi 20.000 km. Tuy nhiên, nếu bạn dùng cũ, xe đã qua sử dụng nên thời điểm thay lọc có thể sớm hơn và phụ thuộc vào điều kiện hoạt động của xe.

Ví dụ, bạn có thể kiểm tra vệ sinh sau mỗi 3.000 km hoặc mỗi tháng một lần (tùy theo điều kiện nào đến trước) và thay mới ở thời điểm 15.000km tính từ lúc thay lọc mới. Tuy nhiên, nếu động cơ có dấu hiệu giảm công suất, hao nhiên liệu hơn bình thường và khi kiểm tra lọc gió thấy có dấu hiệu rách, bị ẩm, bụi đóng thành mảng khó vệ sinh thì đó là lúc nên thay lọc gió.

  • Cách thay hoặc vệ sinh lọc gió động cơ ô tô

– Tùy vào dòng xe và thương liệu lọc gió động cơ bạn đang sử dụng, hãy mua một chiếc lọc gió tương tự. Bạn có thể hỏi các tiệm bán phụ tùng bằng cách cung cấp cho họ thông tin dòng xe, đời xe của mình. Nếu không tự tin, hãy nhờ một người có kinh nghiệm hơn giúp đỡ.

– Mở nắp ca pô ra. Nếu xe bạn mới vận hành thì bạn cần phải để nghỉ một thời gian rồi mới mở ra để tránh bị bỏng.

– Bộ lọc không khí thường nằm ở vị trí dễ thấy, phía trên động cơ. Ở xe cũ, các bộ chế hòa khí này thường được ẩn bên dưới các miếng che bằng nhựa hay kim loại. Ở các xe hiện đại hơn, các xe có hệ thống phun xăng điện tử tưởng có một bộ lọc gió hình vuông hay hình chữ nhật, nằm ở gần trung tâm, giữa lưới tản nhiệt và động cơ.

– Tháo hết ốc/tai gài, nới lỏng các chốt hay khớp để lấy nắp che lọc gió ra. Làm tuần tự với mỗi khớp nối và không nên quá mạnh tay để tránh các khớp này bị hỏng. Sau đó hãy cất nắp ở vị trí dễ thấy và an toàn để bạn không vô tình giẫm lên nó.

– Lấy lọc gió ra khỏi hộp. Nó chính là bộ phận có hình vuông hoặc chữ nhật, được làm bằng vải cotton, giấy hay nỉ, được bao bên ngoài bằng một lớp nhựa, sau đó hãy kiểm tra mức độ bẩn của các lớp lọc.

– Lúc này, bạn sẽ dùng máy xịt khí để thổi bụi ở các khe lọc ra ngoài, nên tránh việc xịt với áp suất quá cao gây rách màng lọc. Chú ý, không được giặt bộ lọc qua nước, và tránh các vật nhọn gây chọc thủng màng lọc. Nếu lọc gió quá bẩn đến mức không thể làm sạch bằng các biện pháp thông thường như xịt và hút bụi. Hãy mạnh dạn thay một lọc mới để đảm bảo không khí sạch cho động cơ.

–  Dùng khăn lau sạch các bụi bẩn còn sót trước khi lắp lọc lại vị trí cũ. Và lắp bộ lọc lại theo đúng vị trí lúc đầu tiên đã lấy ra, hãy đảm bảo là các mép lọc gió đều đã khớp với các đường viền cao su. Sau khi lọc gió đã yên vị bên trong hộp, hãy lắp nắp của nó lại và tuần tự chốt lại bằng các mối nối/khớp mà ta đã mở ra.

– Kiểm tra lần cuối bằng cách khởi động máy đệm ga lớn và dùng tay để kiểm tra cổ góp gió xem có không khí hút vào hay không, phòng trường hợp bị nghẹt.

2. Lọc gió máy lạnh, điều hòa cabin

Lọc gió máy lạnh, điều hòa cabin

Lọc gió máy lạnh ô tô hay còn gọi là lọc gió cabin, loại lọc này có tác dụng lọc các bụi bẩn trong không khí trước khi được hút vào hệ thống làm lạnh của xe. Ngoài ra, lọc gió dàn lạnh này còn thêm chức năng nữa là lọc một số khí ô nhiễm, loại cao cấp hơn còn có thể khử được các mùi hay lọc tạp chất.

Lọc gió điều hòa xe ô tô mang lại sự tiện nghi cho người sử dụng, vì vậy quá trình sử dụng lâu ngày lượng cặn bẩn mà nó lọc sẽ giảm đi nhiều và gây nên nhiều mùi ẩm mốc gây khó chịu lên tới 6 lần so với thông thường và kéo theo có hại cho sức khỏe của người đi xe.

Sau một thời gian dài sử dụng thì lọc gió máy lạnh xe hơi sẽ bị bẩn ít nhiều tùy thuộc vào thời tiết, do đó sẽ làm giảm lưu lượng hút gió từ ngoài vào khiến khả năng làm mát của xe chậm hơn bình thường dù tốc độ quạt gió ở tốc độ cao.

  • Khi nào nên thay lọc gió máy lạnh ô tô?

Thời điểm thay lọc gió phụ thuộc vào từng dòng xe, theo môi trường từng nơi khí hậu mà xe vận hành hoặc dựa trên số km đi được tính từ lần thay gần nhất. Ngoài ra, cũng có thể dựa vào khuyến cáo trong sách hướng dẫn sử dụng. Nên thay lọc gió vào thời điểm bắt đầu vào mùa hè hoặc thay sớm hơn khuyến cáo với những nơi có môi trường hoạt động nhiều khói bụi.

Theo tiêu chuẩn bảo dưỡng định kỳ của một số hãng xe nổi tiếng trên thế giới thì lọc gió điều hòa ô tô sẽ được thay thế sau 20.000 km. Nếu với điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhiều bụi bẩn, nóng ẩm liên tục thì thời gian thay thế sẽ sớm hơn.

Các hãng xe cũng khuyến cáo nên sử dụng sản phẩm chính hãng. Tại Việt Nam thì theo các chuyên gia ô tô thì mùa hè là thời điểm tốt nhất để bạn thay lọc gió cabin và còn số 10.000 km được xem là tiêu chuẩn.

  • Vệ sinh và thay lọc gió máy lạnh ô tô

– Tùy theo từng dòng xe mà chúng ta có thể tìm kiếm được vị trí của lọc gió máy lạnh ô tô. Có 2 vị trí chính đó là ở phía trước khoang động cơ bên phụ hoặc ở phía trước 2 bên taplo. Khi đã xác định được vị trí này, hãy mở cốp. Tháo chốt các cố định cốp che lọc gió ra.

– Đối với các dòng xe thông thường, trước tiên bạn tháo hộp để đồ ở cốp phía bên phải của xe. Bạn hãy tháo nắp nhựa hộp hình chữ nhật chứa lọc gió ra, thông thường có hai kiểu khóa nắp hộp, một loại dùng tai gài và một loại dùng ốc. Nhẹ nhàng nhấc nắp lọc lên và rút nhẹ tấm lọc ra ngoài. Bạn nên tháo gỡ đúng cách để tránh làm hỏng các chốt khóa.

– Bạn nên dùng vòi xịt khí nén, xịt vệ sinh điều hòa xe ô tô đúng cách từ trong ra ngoài. Trường hợp nếu không có vòi xịt, bạn có thể giũ nhẹ lọc gió, giặt sạch bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Lưu ý trong quá trình vệ sinh điều hòa xe ô tô phải thực hiện đúng cách tránh để vật sắc nhọn đâm vào làm thủng lớp lưới lọc, màng lọc của máy lạnh. Nếu lọc gió quá bẩn đến mức không thể làm sạch bằng các biện pháp thông thường, bạn hãy thay thế chúng ngay, bởi chi phí cho lọc gió máy lạnh là khá rẻ.

– Sau khi vệ sinh sạch, bạn vẩy nhẹ cho khô tấm lọc sau đó lắp vào vị trí ban đầu theo đúng hướng đã tháo và đóng nắp hộp lọc gió. Một điểm cần chú ý là bạn phải  dùng giẻ sạch lau bụi bẩn bám trong hộp lọc gió một cách thật nhẹ nhàng trước khi lắp tấm lọc đã được vệ sinh vào.

– Bước tiếp theo là xịt dung dịch vệ sinh ống gió điều hòa. Tuy nhiên, trước khi phun dung dịch, bạn nên mở quạt ở chế độ sưởi với công suất tối đa trong khoảng 10 phút. Sau khi hệ thống máy lạnh đã khô ráo, đưa đầu vòi xịt của chai dung dịch vào máy lạnh ca bin và xịt. Sau khoảng 15 phút, khởi động lại chế độ sưởi với công suất gió tối đa, đồng thời mở cửa xe cho thông thoáng và đã hoàn tất việc vệ sinh lọc gió.

Theo kinh nghiệm của các chuyên gia thì bạn nên xịt một lớp khử mùi vào lọc gió của điều hòa xe ô tô trước khi lắp lại vị trí ban đầu để lọc gió sẽ tự khử mùi khi hoạt động ở thời điểm ban đầu mới lắp vào, cách này hạn chế được những mùi hôi khó chịu trên xe hơi. Hoặc sau khi vệ sinh lọc gió, lưới lọc, màng lọc và lắp xong, bạn dùng cách phun dung thêm dịch vệ sinh, tắt chế độ lạnh, mở quạt chế độ sưởi khoảng 10 phút sau đó tắt máy, dùng vòi xịt khoảng 15 phút cho dung dịch thấm và phát huy tác dụng khử vi khuẩn.

  • Vệ sinh bình ngưng (dàn nóng)

Dàn nóng cùng với quạt gió là nơi trực tiếp đón nhận các luồng gió từ phía bên ngoài thổi vào. Do vậy, bộ phận này cùng bị bám bụi bẩn và có thể lẫn cả rác thải, xác côn trùng. Bạn chỉ cần tiến hành vệ sinh sạch sẽ các nan nhỏ của dàn nóng. Đồng thời, cũng cần kiểm tra nước làm mát của dàn nóng và bổ sung nếu thấy nước cạn.

Vệ sinh dàn nóng cách đơn giản nhất là sử dụng nước để làm sạch cho hệ thống này. bạn chỉ cần vệ sinh dàn nóng bằng nước sạch, hóa chất chuyên dụng hoặc có thể dùng khí nén thổi vào để làm sạch… Lưu ý dùng áp lực vừa phải xịt thẳng vào giàn nóng để làm sạch, tránh dùng áp lực mạnh vì có thể làm biến dạng bề mặt giàn nóng ô tô. Đây là nguyên nhân khiến không khí lưu thông bị giảm đi, điều hòa trong xe không mát, và cũng nên cẩn thận tránh làm hỏng hệ thống điện của xe.

Lọc gió trên xe ô tô có giặt được không?

Cấu tạo của lọc gió là bằng giấy xếp chéo từng lớp lên nhau. Nguyên lý hoạt động là động cơ sẽ hút gió từ ngoài vào, gió đi qua các khe giấy chéo này vào máy, và trong gió có hỗn hợp bụi li ti, số bụi này khi gặp các lưới giấy trong bộ lọc sẽ vướng lại không đi vào trong máy hay bộ chế hoà khí được.

Lọc gió trên xe ô tô không giống như cái khẩu trang mà bạn hay sử dụng hằng ngày mà bạn có thể ngâm bột giặt, làm sạch bằng bàn chải, rửa sạch bằng nước, bỏ vào máy giặt quay, phơi khô hay sấy tóc nó,… tuyệt đối không nhé. Vì lọc gió làm bằng giấy, nếu giặt thì kết cấu nó không còn như ban đầu nghĩa là nó sẽ bị bở ra… nếu gắn vào xe ô tô, lúc chạy các vách ngăn trong lọc gió sẽ bị bở ra và một vài miếng sẽ bung ra, bỡ ra và bị hút vào động cơ là tiêu luôn cái động cơ. Vì thế, tuyệt đối không mang cái lọc này đi giặt để dùng lại.

Lọc gió trên xe ô tô có giặt được không

Lọc gió động cơ bẩn sẽ gây ra những hậu quả gì?

– Công suất động cơ giảm: Khi lọc gió bị bám bẩn, gió lưu thông vào động cơ giảm, khiến lượng nhiên liệu hòa khí (gió và nhiên liệu) bị đốt giảm đi khiến công suất sinh ra cũng yếu hơn.

– Xe mau hết xăng và nóng máy: Do công suất bị giảm, dẫn đến việc người lái phải tăng ga lớn hơn để tạo ra công suất mạnh và duy trì được tốc độ và sự ổn định. Điều đó khiến lượng nhiên liệu phải nạp vào xy lanh nhiều hơn nên xe chạy dễ hao xăng và mau nóng máy hơn.

– Tạo ra muội than và khiến đầu bugi bị bẩn, dễ gây ra hiện tượng kích nổ cho động cơ, khiến năng lượng của tia lửa điện bị giảm, dẫn đến việc hiệu suất đốt cháy hòa khí cũng yếu đi. Một số trường hợp đầu bugi bị bám bẩn dày khiến động cơ không thể đánh lửa dẫn tới hiện tượng gây giật và rung xe.