Giữ khoảng cách với xe phía trước sao cho an toàn?

V.Trần
18/03/24
Lượt xem : 89 view
5/5 - (1 bình chọn)

Giữ khoảng cách với xe phía trước sao cho an toàn là một trong những điều mà bất cứ tài xế nào cũng phải biết. Để đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân cũng như người xung quanh việc mà tài xế bất cứ tài xế nào cũng phải nắm được trước khi cầm vô lăng là khoảng cách với xe phía trước bao nhiêu là an toàn. Hãy cùng Thongtinxe tìm hiểu với bài viết sau đây.

Giữ khoảng cách với xe phía trước sao cho an toàn

Luật quy định về khoảng cách an toàn giữa hai xe là bao nhiêu?

Theo Điều 11 về giữ khoảng cách an toàn tối thiểu giữa 2 xe của Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định:

“Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo”.

Luật quy định về khoảng cách an toàn giữa hai xe là bao nhiêu

Theo đó, pháp luật quy định người điều khiển xe phải “giữ khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe mình”, đặc biệt là những nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”, lúc này tài xế phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số biển báo.

Có phải lúc nào cũng phải giữ khoảng cách với xe phía trước hay không?

Đây là câu hỏi của khá nhiều người, kể cả những người có kinh nghiệm lái xe lâu năm. Câu trả lời là “không” vì căn cứ vào Khoản 2 Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT đã quy định việc duy trì khoảng cách an toàn còn phải tùy thuộc vào tình hình giao thông thực tế, mật độ phương tiện, điều kiện thời tiết,…

Giữ khoảng cách với xe trước thế nào để an toàn và tránh bị phạt?

Nghĩa là việc giữ khoảng cách sẽ được linh hoạt và người dân không cần tuân thủ quy tắc này đối với những khu vực đông dân cư và có mật độ dân cư đông đức, hay các đoạn đường đang thi công,…

Quy định khoảng cách an toàn giữa hai xe

Khoảng cách an toàn giữa hai xe, ngoài xét đến điều kiện về tình hình giao thông thực tế và mật độ phương tiện, còn phải phụ thuộc vào các yếu tố như thời tiết, địa hình,… Vì vậy pháp luật chia vấn đề này thành hai trường hợp sau đây:

1. Trong điều kiện thời tiết khô ráo

Theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, trong điều kiện tham gia giao thông thuận lợi và điều kiện thời tiết khô ráo. Tức mặt đường khô ráo, địa hình bằng phẳng, mật độ phương tiện, tình hình giao thông bình thường thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ như sau:

Tốc độ lưu hành (km/giờ)Khoảng cách an toàn tối thiểu (m)
100 < V ≤ 120100
80 < V ≤ 10070
60 < V ≤ 8055
V = 6035

Chú ý, khi điều khiển xe chạy với tốc độ từ 60 km/h trở xuống, trong khu vực đông dân cư, khu đô thị người lái xe phải chủ động giữa khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước của xe mình. Khoảng cách này tùy thuộc vào tình hình giao thông, mật độ phương tiện thực tế để đảm bảo an toàn.

2. Trong điều kiện khác

Điều kiện khác ở đây là khi thời tiết phức tạp như sương mù, mưa, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình đèo dốc, quanh co, có vật cản,.. khiến cho tầm nhìn của tài xế hạn chế đi. Vậy nên, tại điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định trong trường hợp điều kiện thuận lợi như đã nêu ở trên.

Giữ khoảng cách với xe phía trước sao cho an toàn?

Có thể nói rằng pháp luật không quy định cụ thể khoảng cách an toàn trong các điều kiện thời tiết không thuận lợi. Người điều khiển phương tiện nên căn chỉnh khoảng cách giữa các phương tiện một cách hợp lý để đảm bảo an toàn cho mình và những người tham gia giao thông khác.

Sử dụng quy tắc 3 giây để giữ khoảng cách an toàn, tránh va chạm

3 giây chính là khoảng cách cần thiết để người điều khiển phương tiện dừng xe an toàn sau khi đạp phanh, dù là phanh gấp. Con số này là kết quả của quá trình nghiên cứu dựa trên các tính toán tổng hợp về tốc độ phản xạ của người lái, quán tính của chiếc xe sau khi phanh để xe có có thể dùng lại hoàn toàn mà không xảy ra va chạm với xe phía trước hoặc xe xung quanh.

Sử dụng quy tắc 3 giây để giữ khoảng cách an toàn, tránh va chạm

Để dễ hiểu hơn về quy tắc 3 giây sau đây là ví dụ tính khoảng cách an toàn theo quy tắc này.

VD: Một phương tiện di chuyển với tốc độ 40 km/h, như vậy mỗi giây trôi qua, phương tiện đó đi được 11m. Theo kinh nghiệm lái xe của nhiều người lâu năm, trong vòng 3s phương tiện này có thể đi được 33m, suy ra khoảng cách an toàn theo quy tắc 3s sẽ là 33m. Phương tiện này phải cách phương tiện đi trước sẽ là 33m.

Người lái có thể tính theo công thức tương tự sẽ ra khoảng cách an toàn của xe và sau đó ước lượng số thời gian đi từ xe mình đến xe phía trước có hết 3s hay không. Lưu ý, người lái xe có thể nhân đôi khoảng cách tính theo công thức để đảm bảo an toàn trong tình huống thời tiết không tốt, điều kiện đường xấu,..

Giữ khoảng cách với xe phía trước sao cho an toàn?

Công thức tính khoảng cách trên sẽ giúp lái xe dễ dàng hơn trong việc tính toán, không còn phải lo lắng về việc đi quá khoảng cách an toàn. Bởi hiện nay mặc dù biển báo nhắc nhở, miêu tả khoảng cách an toàn giữa hai xe được xây dựng ở nhiều vị trí trên đường quốc lộ và cao tốc để lái xe làm căn cứ để duy trì khoảng cách an toàn. Tuy nhiên, những biển báo ấy có thể không được người điều khiển xe nhìn thấy, do đó chủ động ước lượng khoảng cách an toàn khi lái xe là một điều hữu ích.

Kinh nghiệm giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước bằng điểm mốc

Bên cạnh việc áp dụng cách tính toán trên bạn cũng có thể áp dụng một số cách đơn giản sau để giữ khoảng cách với xe phía trước. Đầu tiên bạn quan sát xe phía trước chạy qua một vật nào đó ở bên đường có thể là cây, cột đèn hoặc biển báo chẳng hạn. Lấy đó làm điểm mốc, khi xe phía trước chạy qua vật đó thì bạn có thể bắt đầu đếm giây. Nếu xe chạy ngang qua vật mốc khi bạn chưa kịp đếm đến 3 một cách từ từ thì có nghĩa là xe bạn đang nối đuôi xe phía trước quá sát, không đủ khoảng cách an toàn.

Cách tính chính xác khoảng cách an toàn giữa hai xe, tài xế nên biết

Mới nghe tuy hơi phức tạp nhưng nếu thực hiện nhiều lần, lái xe sẽ quen và có thể tự ước lượng khoảng cách mà không cần đo.

Như vậy, không giữ khoảng cách an toàn với xe đi phía trước không chỉ nguy hiểm, tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông mà còn khiến người điều khiển phương tiện bị xử phạt. Hy vọng những chia sẻ trên của Thongtinxe sẽ giúp lái xe có kinh nghiệm và chú ý hơn để tránh vi phạm lỗi này.