Những khoảng cách an toàn giữ 2 xe ô tô từ 2 giây đến 4 giây: Khoảng cách an toàn giữa hai xe ô tô, thường từ 2 đến 4 giây, là một yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn giao thông. Tìm hiểu về tầm quan trọng của khoảng cách an toàn và cách tính toán nó để tránh tai nạn và duy trì an toàn trên đường.
Không ít người nghĩ rằng, khoảng cách an toàn tối thiểu giữa 02 xe khi tham gia giao thông do mỗi người tự xác định, ước lượng dựa trên tình huống thực tế. Tuy nhiên, pháp luật lại có những quy định rõ ràng về vấn đề này.
Người điều khiển xe ô tô phải chú ý đến khoảng cách an toàn giữa 2 xe ô tô. Khi duy trì khoảng cách an toàn, các bác tài có thể hạn chế được va chạm và tai nạn không mong muốn.
Có lẽ bạn đã bắt gặp hình ảnh hàng chục xe ô tô “dồn toa” trên cao tốc hay trên cầu bởi không kịp xử lý tình huống khi không giữ khoảng cách tối thiểu với xe phía trước. Một vụ tai nạn xảy ra kéo theo ùn tắc giao thông trong thời gian dài, đồng thời gây thiệt hại lớn về người và của.
Quy định khoảng cách an toàn giữa 2 xe
Căn cứ vào Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, khoảng cách an toàn giữa 02 xe khi tham gia giao thông trên đường được quy định như sau:
Nơi có biển báo cự ly tối thiểu giữa hai xe
Về nguyên tắc, khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình.
Ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.
Hiện nay, theo QCVN 41:2019/BGTVT có hiệu lực từ 01/7/2020, để báo xe ô tô phải đi cách nhau một khoảng tối thiểu, đặt biển số P.121 “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”.
Số ghi trên biển cho biết khoảng cách tối thiểu tính bằng mét. Biển có hiệu lực cấm các xe ô tô kể cả xe được ưu tiên theo quy định đi cách nhau một cự ly nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.
Biển số P.121 có hiệu lực đến hết khoảng cách cấm ghi trên biển phụ số S.501 hoặc đến vị trí đặt biển số DP.135 “Hết tất cả các lệnh cấm”.
Trong điều kiện mặt đường khô ráo
Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với tốc độ của xe như sau:
- Vận tốc dưới 60 km/h: người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông;
- Vận tốc 60 km/h: khoảng cách an toàn tối thiểu là 35;
- Vận tốc trên 60 đến 80 km/h: khoảng cách an toàn tối thiểu là 55m;
- Vận tốc từ trên 80 đến 100 km/h: khoảng cách an toàn tối thiểu là 70m;
- Vận tốc từ trên 100 đến 120 km/h: khoảng cách an toàn tối thiểu là 100m.
Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt
Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định khi mặt đường khô ráo nêu trên.
Đối với trường hợp xe đi trên cao tốc, khoảng cách an toàn tối thiểu trên cao tốc cũng dựa vào tốc độ của xe khi tham gia giao thông như quy định trên.
Quy tắc 2 giây khi lái xe
Quy tắc 4 giây khi lái xe
Quy tắc 4 giây có ý nghĩa và cách áp dụng tương tự như quy tắc 2 giây, chỉ khác là khoảng cách thời gian tối thiểu giữa xe trước và xe sau là 4 giây. Nguyên nhân sự khác biệt chủ yếu là do sự khác biệt về hoàn cảnh áp dụng.
Quy tắc 2 giây áp dụng trong điều kiện lái xe bình thường. Còn quy tắc 4 giây áp dụng khi lái xe trong các điều kiện bất lợi hay nguy hiểm như: trời mưa, trời sương mù, đường trơn trượt… Đây chính là lý do vì sao cần nâng cao khoảng cách an toàn giữa 2 xe.
Áp dụng thực tế tại Việt nam
Theo các chuyên gia, tình trạng giao thông ở Việt Nam khá phức tạp, mật độ phương tiện ở các thành phố lớn rất cao, do đó nên linh hoạt áp dụng quy tắc 2 giây, 3 giây, 4 giây… theo hoàn cảnh thực tế.
Với đường quốc lộ thông thoáng, phương tiện di chuyển tốc độ ổn định thì có thể áp dụng quy tắc 2 giây, 3 giây hay 4 giây. Với đường cao tốc, vì xe chạy tốc độ nhanh do đó nên áp dụng quy tắc an toàn 4 giây hoặc lớn hơn. Với đường đô thị đông đúc thì rất khó áp dụng quy tắc 2 giây do không đảm bảo an toàn.
Nhìn chung cần áp dụng các quy tắc một cách linh hoạt trong từng tình huống. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là tuân thủ các quy định về khoảng cách an toàn khi lái xe ô tô trong Luật Giao thông.
Tầm quan trọng của khoảng cách an toàn
Khoảng cách an toàn giữa hai xe ô tô đảm bảo rằng lái xe có đủ thời gian để phản ứng và ngăn chặn tai nạn. Khi lái xe quá gần, thời gian phản ứng giảm, làm tăng nguy cơ va chạm. Đồng thời, khoảng cách an toàn cũng tạo điều kiện để lái xe dễ dàng điều chỉnh tốc độ và hành vi lái xe một cách an toàn.
Lý do tại sao nó quan trọng
- Tránh va chạm: Khoảng cách an toàn giúp tránh va chạm khi phải phanh đột ngột hoặc điều chỉnh tốc độ.
- Đảm bảo an toàn: Nó giúp duy trì an toàn và giảm thiểu nguy cơ tai nạn giao thông.
Việc duy trì khoảng cách an toàn giữa hai xe ô tô từ 2 đến 4 giây là một phần quan trọng của lái xe an toàn. Đây là một yếu tố cần thiết để giữ cho giao thông diễn ra một cách an toàn và trơn tru.
- KTM đang âm thầm tạo ra một chiếc xe máy có thể tự động phanh để tránh va chạm
- So sánh Mercedes C180 2020 và Toyota Camry 2020
- Cố tình đi xe máy vào cao tốc Đại lộ Thăng Long, tài xế bao biện ‘vội đi làm’
- Cập nhật bảng giá xe KIA K5 cũ tháng 11/2024
- Giới thiệu xe ô tô Honda CR-V 2023 chính thức ra mắt, giá bao nhiêu?