Hiện nay có rất nhiều cách giúp tăng công suất vận hành của xe ô tô mạnh hơn mức cho phép của động cơ hiện tại, nếu bạn là người đam mê tốc độ hãy cùng Thongtinxe tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Công suất vận hành xe ô tô là thông số biểu thị tốc độ vận hành tối đa của xe, công suất của xe càng cao thì khả năng tốc độ tối đa càng cao và ngược lại. Tốc độ vận hành xe ô tô chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố như: Momen xoắn, vòng tua máy, số lượng xi lanh, dung tích và rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến vận tốc xe ô tô.
Cách tăng công suất xe ô tô
Có nhiều cách tăng công suất cho xe ô tô, chủ yếu là nâng cấp các bộ phận bên trong động cơ. Cụ thể như sau:
Nâng cấp hệ thống nạp khí
Nâng cấp hệ thống lọc gió
Nâng cấp bộ nạp khí lạnh
Nâng cấp bộ nạp khí lạnh (Ram-air) là một trong những cách tăng công suất ô tô phổ biến hiện nay. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực này thì việc nâng cấp Ram-air sẽ giúp xe tăng từ 5 – 30 mã lực tùy thuộc vào dòng xe.
Khi nâng cấp bộ nạp khí lạnh, đường dẫn khí nạp sẽ được thiết kế lại với mục đích tăng áp suất không khí tĩnh trong lúc xe đang di chuyển.
Trong lúc xe di chuyển một lượng áp suất không khí cực lớn được sinh ra, nâng cấp Ram-air sẽ giúp tăng đường kính của ống dẫn khí nạp và làm giảm tốc độ đường khí nạp, khi tốc độ đường khí nạp giảm sẽ làm áp suất động giảm và đồng thời áp suất tĩnh sẽ tăng lên. Nạp càng nhiều không khí giúp cho động cơ có nhiều nhiên liệu để xử lý hơn nhằm tăng công suất cho xe.
Nâng cấp bộ nạp khí ngắn
Nếu xe ô tô của bạn có động cơ đủ lớn hãy mạnh dạn nâng cấp bộ nạp khí ngắn nếu muốn tăng công suất cho xe. Yêu cầu xe có động cơ lớn do động cơ nhỏ sẽ không tạo ra được lượng áp suất đủ lớn để hút lượng không khí khổng lồng mà bộ nạp khí ngắn cung cấp khi được nâng cấp lên.
Nâng cấp bộ nạp khí ngắn cũng giúp chủ xe đỡ phải lo lắng về rủi ro thủy kích do bộ nạp khí này được đặt trên cao, phía dưới nắp capo. So với việc hút không khí lạnh, bộ nạp khí ngắn này sẽ tận dụng lượng khí nóng phía trên khoang máy và tiến hành lọc, sau đó tận dụng lượng không khí này để đưa vào buồng đốt, tăng công suất của xe từ 3 – 30 mã lực.
Nâng cấp hệ thống ống xả
Nâng cấp hệ thống ống xả cũng là một trong những cách tăng công suất cho xe ô tô. Khi ống xả của xe được nâng cấp thì khả năng xả sẽ tăng, lượng khí thải được xả ra nhiều hơn sẽ tạo khoảng trống giúp tăng khả năng nạp của động cơ.
Động cơ được nâng cấp thêm hệ thống xả sẽ không cần tiêu tốn quá nhiều năng lượng để đẩy khí thải ra bên ngoài. Các chủ xe có thể lựa chọn giữa nâng cấp thêm hệ thống tăng áp hoặc siêu nạp cho ống xả để tăng mã lực cho xe.
Lắp thêm bình NOS
Bình NOS là bình chứa khí N2O, loại bình này là dạng bình mà các tay đua chuyên nghiệp thường sử dụng trong các cuộc đua, ngay cả trong phim ảnh bạn đọc cũng có thể thấy loại bình này thông qua cách các tay đua ấn vào một nút nào đó và xe lập tưc lao đi nhanh chóng với tốc độ siêu cao.
Khí N2O là một loại khí không màu, không gây cháy, không độc và thường được sử dụng bằng cách xả thẳng vào cửa nạp của động cơ giúp tăng lượng oxy được nạp vào động cơ từ đó động cơ có nhiều nhiên liệu để xử lý hơn.
Nâng cấp trục cam
Trục cam là bộ phận quyết định thời gian đóng/mở van nạp và van xả. Nâng cấp trục cam sẽ giúp mở rộng góc mở của các cửa nạp và xả đồng thời tăng thời gian mở cửa để nhiên liệu có thể đi vào nhiều hơn từ đó giúp động cơ có thêm lượng oxy phù hợp để điều chỉnh tốc độ. Độ trục cam giúp tăng từ 17 – 30 mã lực.
Nâng cấp ECU
Hệ thống ECU (Electronic Control Unit) là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối toàn bộ hệ thống bên trong động cơ xe, bộ phận này tính toán để đưa ra công suất vận hành tối ưu nhất của xe nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn.
Bộ ECU này nếu muốn nâng cấp trước tiên cần phải nâng cấp các tính năng có liên quan đến nó trước. ECU chỉ có nhiệm vụ điều phối và hoàn toàn không liên quan gì đến mã lực của xe, nâng cấp ECU chỉ để nó nhận biết được xe vừa lắp đặt thêm hệ thống nào đó và yêu cầu nó phải điều phối công suất xe sao cho phù hợp vì bây giờ giới hạn không còn như lúc nguyên bản nữa.
Nâng cấp ly hợp và bánh đà
Nâng cấp Pulley
Cũng giống như bánh đà và ly hợp, nâng cấp Pulley là nâng cấp sức chịu đựng của bộ phận này. Pulley có vai trò dẫn động các hệ thống điều hòa, máy phát điện, bơm nước làm mát động cơ, trợ lực lái,…
Do nâng cấp công suất sẽ làm động cơ hoạt động nhiều hơn và Pulley cũng phải quay nhiều hơn nên chúng ta cần 1 pulley thật cứng cáp và tốt hơn so với nguyên bản để chịu tải khi xe được nâng cấp công suất.
Nâng cấp công suất xe ô tô bao nhiêu tiền?
Tổng số tiền chi ra để nâng cấp công suất cho xe ô tô khá lớn, giá cả dao động từ 100 – 200 triệu đồng tùy thuộc vào Option mà chủ xe lựa chọn.
Hãy tìm một nơi bảo dưỡng nâng cấp xe ô tô uy tín để nâng cấp công suất cho xe, công việc này đòi hỏi kỹ thuật viên phải có kinh nghiệm và rất chuyên nghiệp cũng như hiểu biết xe ô tô mới có thể làm được và thường thì việc gì khó thì phải tốn nhiều chi phí hơn.
- TOP 5 mẫu xe ô tô chạy đường dài tốt nhất hiện nay
- Kinh nghiệm chẩn đoán, bảo trì và bảo dưỡng hộp số tự động cho xe ô tô
- Thông số kỹ thuật Toyota Alphard: Kích thước, An toàn & Động cơ
- Offroad là gì và cần lưu ý những gì khi lái xe Offroad?
- Phân biệt phụ tùng chính hãng, phụ tùng OEM và phụ tùng độ bên thứ ba