Lọc gió ô tô là bộ phận đảm nhiệm việc lọc và ngăn ngừa bụi bẩn từ không khí bên ngoài vào bên trong các hệ thống vận hành khác của chiếc xe. Việc vệ sinh, thay thế định kỳ lọc gió là việc rất cần thiết và quan trọng. Vậy, bao lâu cần vệ sinh hay thay lọc gió ô tô 1 lần? Hãy theo dõi bài viết sau đây để biết thêm chi tiết!
Lọc gió ô tô cần vệ sinh, thay những gì?
Hệ thống lọc gió là phần thực sự quan trọng của ô tô, nó có thể ảnh hưởng tới cả công suất và mức nhiên liệu tiêu thụ của động cơ. Hệ thống này bao gồm 2 loại lọc gió khác nhau, cụ thể như sau:
- Lọc gió động cơ: Đảm nhận nhiệm vụ chính là ngăn chặn bụi bẩn và tạp chất vào bên trong buồng đốt, giúp đảm bảo tỷ lệ hòa khí (nhiên liệu và không khí). Đảm bảo động cơ luôn ổn định trong việc sản sinh công năng, tạo sự ổn định về nhiệt độ khi vận hành và giữ nóng than trong buồng đốt.
- Lọc gió điều hòa: Hay còn được gọi với cái tên lọc gió cabin. Thực chất lọc gió điều hòa có tác dụng chính là lọc bụi bẩn và một số khí ô nhiễm có từ môi trường bên ngoài đến. Thậm chí, lọc gió điều hòa còn có thể khử mùi và loại bỏ các tạp chất có trong không khí. Bộ phận này đem đến nhiều lợi ích cho người ngồi trên xe, đảm bảo lượng không khí trong lành cho việc hô hấp của người ngồi.
Tuy lợi ích đem lại là rất lớn nhưng hệ thống lọc gió cho xe hơi cũng sẽ vẫn có tuổi thọ nhất định và cũng sẽ cần được vệ sinh và thay thế định kỳ. Vậy khi nào cần thay thế và vệ sinh lọc gió ô tô? Câu trả lời sẽ có ngay trong phần tiếp sau đây.
Lọc gió ô tô cần vệ sinh hoặc thay thế khi nào?
Vì hệ thống lọc gió của ô tô bảo gồm 2 loại là lọc gió động cơ và điều hòa, cho nên việc vệ sinh hoặc thay thế cũng sẽ được chia thành 2 loại, cụ thể:
Thời điểm vệ sinh, thay thế lọc gió điều hòa
Theo các chuyên gia và các hãng sản xuất khuyến cáo, lọc gió điều hòa cần được vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ sau khoảng từ 5.000 km đến 10.000km và cần thay mới trong khoảng từ 20.000 km – 30.000 km.
Đối với các trường hợp thường xuyên di chuyển trên các cung đường có điều kiện không tốt, môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn. Chủ xe nên vệ sinh thường xuyên hơn và thay thế sớm hơn ngay khi có các dấu hiệu như: có mùi hôi khi bật điều hòa, cửa gió đọng nước và đặc biệt là điều hòa không mát.
Thời điểm nên vệ sinh, thay thế lọc gió động cơ
Theo khuyến cáo của các hãng sản xuất và các chuyên gia trong ngành ô tô, chủ xe nên thực hiện vệ sinh lọc gió động cơ định kỳ sau mỗi 5.000km và cần thay mới sau khoảng 200.00 km vận hành, với xe mới.
Đối với xe ô tô cũ hoặc xe vận hành trong điều kiện nhiều bụi bẩn, môi trường ô nhiễm thì chủ xe nên vệ sinh lọc gió sớm hơn, cụ thể vào khoảng 3.000 km – 4.000km và cần thay mới sau khoảng 15.000 km.
Cách vệ sinh, thay thế lọc gió ô tô
Vệ sinh, thay thế lọc gió điều hòa
Dưới đây là cách vệ sinh hoặc thay thế lọc điều hòa, chủ xe có thể thực hiện tại nhà dựa theo những bước sau:
- Tháo lọc gió điều hòa: Mở hộp đựng đồ ghế phụ, nhấn vào lấy ở 2 bên là lấy hộp tủ ra ngoài. Sau đó, tiếp tục mở nắp hộp lọc gió ở phía sau bằng cách nhấn vào lẫy phía bên trái hoặc phải.
- Vệ sinh: Có thể gõ nhẹ tấm lọc gió xuống sàn khiến bụi bẩn rơi ra. Sau đó, dùng vòi xịt hoặc máy hút bụi làm sạch bụi bẩn trên bề mặt lọc gió. Dùng cọ mịn quét lại một lần nữa. Nếu cần thay mới thì bạn có thể sử dụng tấm lọc mới và bỏ tấm cũ.
- Lắp lọc gió điều hòa: Đặt tấm lọc gió vào vị trí cũ theo đúng chiều mũi tên. Lắp nắp hộp lọc gió và hộp đựng đồ theo tuần tự ngược lại với lúc tháo.
Lưu ý: Mỗi hãng xe có thiết kế các chi tiết khác nhau, hãy đọc tham khảo sách hướng dẫn sử dụng trước khi thực hiện
Vệ sinh, thay thế lọc gió động cơ
Chủ xe có thể thực hiện việc vệ sinh hoặc thay thế lọc điều hòa tại nhà, dựa theo những bước sau đây:
- Mở nắp đậy lọc gió: Xác định vị trí lọc, sau đó thực hiện mở các chốt hoặc khớp để có thể mở nắp lọc gió ra. Sau đó lấy tấm lọc gió ra khỏi hộp đựng.
- Vệ sinh, thay thế: Thực hiện vệ sinh bằng vòi xịt hơi hoặc máy hút bụi. Đối với thay mới cần lựa chọn đúng với hãng và dòng đời xe.
- Lắp lọc gió động cơ: Đặt lại tấm lọc gió đã được vệ sinh hoặc tấm lọc mới về vị trí cũ, lưu ý cần đặt đúng chiều. Đậy nắp lại và khóa lại các chốt hoặc khớp khóa.
Trên đây là bào viết tổng hợp về những điều cần biết về lọc gió ô tô: 2 loại lọc gió, khi nào cần vệ sinh hay thay thế và cách thực hiện việc bảo dưỡng lọc gió. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn đọc những kiến thức bổ ích về bảo dưỡng ô tô.