Xe ô tô đi được ODO bao nhiêu thì được xem là quá cũ?

N.Huy
20/01/24
Lượt xem : 633 view
Rate this post

ODO (Odometer) ô tô là đồng hồ đo quãng đường đã đi được của một chiếc xe. Đối với các mẫu xe tại thị trường Việt Nam, chỉ số ODO thường được tính bằng đơn vị Kilomet (Km) và nó phản ánh phần nào chất lượng của xe cũng như giúp các tài xế biết được các mốc thời gian cần bảo dưỡng. Vậy ô tô có số ODO bao nhiêu thì được xem là quá cũ? Cùng anycar tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Ô tô có số ODO bao nhiêu là quá cũ?

Theo IseeCars, quãng đường truung bình của một chiếc ô tô được sử dụng bởi một người đi làm thông thường rơi vào khoảng từ 9 – 24 nghìn km/năm và sẽ cao hơn rất nhiều lần đối với các mẫu xe chạy dịch vụ. Cùng với đó, chiếc xe cũng sẽ cầ phải sửa chữa và bảo dưỡng nhiều khi đã sử dụng được từ 8 – 10 năm. Cũng chính vì những lý do đó, để nói một chiếc xe có chỉ số ODO bao nhiêu là cũ thì rất khó xác định, tuy nhiên người dùng nên ưu tiên chọn xe đời cao, dưới 10 năm để đảm bảo chất lượng khi có nhu cầu mua xe ô tô cũ.

Đồng hồ công-tơ-mét trên ô tô có tua ngược được không?

Hiên nay trên thị trường, vấn đề tua ODO đang trở thành một chủ đề bàn tán sôi nổi với nhiều nhận định, ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, có một thực tế rằng kiểm soát vấn đề tua ODO hay xác thực ODO gần như là không thể. Bởi tại Việt Nam, để xác minh số kilomet trên đồng hồ của một chiếc xe nào đó chỉ có thể dựa vào con số hiển thị trên màn hình và đối chiếu với lịch sử bảo dưỡng của hãng.

Đồng hồ công-tơ-mét trên ô tô có tua ngược được không?

Tuy nhiên, không phải ai sở hữu ô tô cũng đều mang xe đến hãng để bảo dưỡng đúng theo hướng dẫn của các nhà sản xuất. Do đó, việc xác thực ODO cũng vì vậy mà gặp rất nhiều bất cập và thiếu chính xác. Nhưng người dùng có thể phần nào xác định được tình trạng thực tế của một chiếc xe, chất lượng xe, quãng đường thật mà xe đã đi dựa vào số ODO trên số năm sử dụng. Người dùng hoàn toàn có thể đưa ra nhận định tương đối chính xác về tình trạng xe dựa trên số kilomet đã đi (hiển thị trên đồng hồ) so với số năm sử dụng. Ví dụ, một chiếc xe đã chạy 10 năm và số ODO là 10.000 km thì trung bình mỗi năm xe đi 1.000 km, đây sẽ là một con số hơi bất hợp lý vì như thế là quá ít đối với một chiếc xe ô tô, trừ khi chúng được “trùm mền” trong nhà kho nhiều năm liền.

Vì sao không nên quá xem trọng ODO khi mua xe ô tô cũ

Tâm lý của những người mua xe cũ đều muốn tìm được một chiếc xe có số ODO thấp, vì nghĩ rằng điều này chứng minh xe đi ít và chất lượng còn mới. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng số ODO và tuổi đời của chiếc xe gần như luôn đi liền với nhau, những mẫu xe ra mắt lâu sẽ rất khó có chỉ số ODO thấp được dù vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ.

Đồng hồ công-tơ-mét trên ô tô có tua ngược được không?

Chỉ số ODO hiện nay quá dễ dàng để can thiệp, tua lại con số thấp hơn thực tế nhưng lại cực kỳ nhiều bất cập trong việc xác minh. Bởi tại Việt Nam, không có bất cứ cơ quan hay loại máy móc hiện đại nào có thể xác minh được số kilomet đã đi được của một chiếc xe ô tô.

Ngoài ra, chất lượng của chiếc xe chủ yếu nằm ở cách sử dụng và bảo quản của người chủ cũ. Vẫn có nhiều trường hợp xe đời cao, số ODO thấp nhưng chủ cũ không bảo dưỡng và chăm sóc đúng cách dẫn đến xuống cấp nặng hoặc tệ hơn là chiếc xe đó đã từng gặp tai nạn.

Những yếu tố quan trọng cần chú ý khi mua xe cũ

Dù biết rằng số ODO là một điều kiện quan trọng khi mua xe cũ nhưng thực tế nó chưa nói lên hết được về chất lượng xe và chỉ nên xem đây là một con số tham chiếu. Những người mua xe ô tô cũ cần đánh giá tổng thể các yếu tố khác như: Tình trạng ngoại thất (thân vỏ, lớp sơn), trang bị nội thất, tình trạng động cơ và lịch sử bảo dưỡng,… để có thể mua được chiếc xe có chất lượng xứng đáng với số tiền bỏ ra.

Một số chi tiết người dùng nên chú ý khi mua xe cũ gồm:

  • Tình trạng thân vỏ: Nên xem xét xem vỏ xe có bị móp méo, trầy trụa nặng hay không, độ mới của lớp sơn zin, đã qua sơn dặm sơn lại hay chưa,…
  • Tình trạng nội thất: Xem xét độ hao mòn của các chi tiết như vô lăng, cần số, cửa gió điều hòa, chất lượng ghế da (nỉ),…
  • Những trang bị tiện nghi: Kiểm tra các trang bị tiện nghi trên xe còn hoạt động ổn hay không, đã qua thay thế hay sửa chữa chưa,…
  • Tình trạng khung gầm: Nhờ những người có chuyên môn kiểm tra tình trạng khung gầm còn tốt hay không, đã có sự can thiệp bên ngoài chưa,…
  • Tình trạng động cơ: Kiểm tra độ êm ái của động cơ, khả năng hoạt động và đặc biệt là động cơ còn zin hay không, đã có dấu vết cho thấy có sửa chữa hay chưa,…
  • Lịch sử bảo dưỡng: Nên ưu tiên chọn những chiếc xe có đầy đủ sổ sách bảo dưỡng, điều này sẽ phản ánh chủ cũ sử dụng và bảo quản xe tốt hay không

Chỉ số ODO có thể được xem là một con số mang tính chất tham khảo khi chọn mua xe ô tô đã qua sử dụng. Tuy nhiên, người dùng không nên quá đặt nặng và xem trọng những con số này mà nên xem xét một cách tổng thể chiếc xe định mua.

Đồng hồ công-tơ-mét trên ô tô có tua ngược được không?

Bên cạnh đó, khi có ý định mua xe cũ, người dùng nên tìm hiểu và lựa chọn những đơn vị có thương hiệu, uy tín trong lĩnh vực mua bán xe ô tô đã qua sử dụng. Ngoài ra, người dùng nên cân nhắc kỹ lưỡng, lựa chọn những chiếc xe có giá cả phù hợp với khả năng tài chính của bản thân.