Rung lắc khi ô tô chạy trên đường là hiện tượng các chủ xe thường gặp phải sau một thời gian dài sử dụng ô tô. Tuy ô tô rung lắc khi đang chạy trên đường sẽ không gây nguy hiểm, nhưng lại đem đến một sự khó chịu nhất định cho người ngồi trên xe. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu cách khắc phục hiện tượng ô tô rung lắc khi chạy trên đường, thông qua bài viết này nhé!
Nguyên nhân khiến ô tô rung lắc khi di chuyển
Ô tô bị rung lắc khi di chuyển có thể là do gặp các vấn đềvề: động cơ, trục bánh xe, lốp xe,…Và để có thể khắc phục các hiện gây nên hiện tượng rung lắc khi ô tô chạy trên đường, trước hơn hết ta cần tìm ra đúng nguyên nhân dẫn đến tình trạng rung lắc mà xe đang mắc phải. Dưới đây là một số nguyên nhân thường thấy, bạn có thể kiểm tra và khắc phục tùy vào từng trường hợp như sau:
Do động cơ
Động cơ gặp một số trục trặc khiến xe ô tô bị rung lắc khi di chuyển là nguyên nhân dễ gặp và phổ biến nhất. Các dấu hiệu nhận biết xe chắc chắn gặp vấn đề về động cơ dẫn đến hiện tượng rung lắc có thể kể đến như sau:
- Rung, giật khi tăng tốc
- Xe rung lên từng nhịp, gây cảm giác như đang điều khiển xe trên đoạn đường gồ ghề.
- Rung lắc sau một quãng đường di chuyển.
Bên cạnh việc bị rung lắc khi xe di chuyển, động cơ bị trục trặc còn có một số biểu hiện như: khó nổ máy, dễ chết máy, tiêu thụ nhiên liệu ở mức cao bất thường.
Do trục bánh xe
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ô tô bị rung lắc khi chạy trên đường là còn có thể là trục bánh xe gặp vấn đề. Để có thể nhận biết rằng xe đang gặp vấn đề ở trục bánh xe, bạn có thể căn cứ vào việc xe rung lắc theo tốc độ, xe có độ càng cao thì mức độ rung lắc của xe càng mạnh.
Các lốp xe
Các lốp xe gặp vấn đề cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ô tô rung, lắc khi di chuyển trên đường. Những nguyên nhân chính liên quan đến lốp xe tạo ra những khó chịu khi chạy xe trên đường như:
- Nứt, rách
- Mòn không đều
- Quay không tròn, cuộn không đều
Cách khắc phục ô tô bị rung lắc khi đang chạy trên đường
Khắc phục lỗi động cơ
Dựa vào những dấu hiệu trên, bạn có thể tiến hành kiểm tra các chi tiết sau để có thể khắc phục động cơ bị trục trặc và bị rung lắc khi di chuyển:
- Kiểm tra và sửa chữa chi tiết bugi, hệ thống đánh lửa (bộ bin đánh lửa)
- Làm sạch hoặc thay thế hệ thống phun nhiên liệu (bơm xăng, bơm cao áp, lọc xăng) và kim phun nhiên liệu
- Khắc phục lỗi từ các cảm biến (cảm biến lưu lượng khí nạp, cảm biến oxy, cảm biến bướm ga, cảm biến nhiệt độ nước làm mát)
- Vệ sinh họng hút của bướm ga
- Thay thế cao su chân máy, cao su chân hộp số.
Khắc phục lỗi trục bánh xe
Khi nhận thấy dấu hiệu rung lắc khi đang di chuyển là do gặp vấn đề về trục bánh xe, bạn có thể thực hiện các bước khắc phục như sau:
- Kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế vòng bi của bánh xe. Ngoài ra, hư hỏng vòng bi cũng dẫn đến việc rung lắc tại vô-lăng
- Chi tiết Rotuyn hay khớp cầu cũng nên được kiểm tra, sửa chữa hoặc thay mới.
- Thanh chống, hệ thống giảm xóc hoặc thanh buộc cũng cần được kiểm tra kĩ khi có dấu hiệu rung lắc xe ô tô khi đang di chuyển do trục quay.
Khắc phục lỗi ở lốp xe
Khi đã xác định được vấn đề rung lắc là do lốp xe, bạn có thể thực hiện việc khắc phục với từng lỗi như sau:
- Nứt, rách: nên thay mới
- Mòn không đều: Có thể đảo vòng lốp
- Quay không tròn, cuộn không đều: Nên thay mới
Phòng ngừa ô tô bị rung lắc khi chạy
Ngoài việc, tìm ra nguyên nhân và khắc phục hiện tượng rung lắc khi ô tô chạy trên đường, các chủ xe cũng nên tìm ra các phương pháp phòng ngừa xe bị rung lắc. Các phương pháp này có thể dễ dàng thực hiện, các phương pháp này có thể kể đến như sau:
- Bảo dưỡng xe định kỳ: Việc bảo dưỡng xe định kỳ sẽ giúp bạn sớm phát hiện ra những chi tiết không còn đủ chất lượng, kịp thời thay thế hoặc sửa chữa chúng. Giúp bạn đảm bảo một hành trình an toàn và một cảm giác lái xe thật thoải mái
- Chọn lốp xe phù hợp: Chủ xe nên chọn những loại lốp có độ cứng, độ bền, bề mặt ma sát và kích thước thật phù hợp với chiếc xe và loại địa hình thường xuyên di chuyển.
- Tránh chạy trên đường xấu: Nên hạn chế đi vào những cung đường có ổ gà, ổ voi, gồ ghề,…để có thể giảm áp lực lên hệ thống trục, hệ thống treo của xe. Thêm vào đó, người điều khiển phương tiện cũng nên cho xe chạy ở một tốc độ vừa phải và giảm tốc độ từ từ để tránh cho xe bị rung lắc.
Trên đây là bài viết về các nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng rung lắc ô tô khi đang đi trên đường và một số biện pháp phòng tránh trường hợp ô tô rung lắc khi di chuyển. Chúc bạn đọc luôn có một hành trình an toàn và thoải mái.